TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH, VẤN ĐỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 68 - 70)

DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM

5.3. TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH, VẤN ĐỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

ngập nước. Đây không những là nguyên nhân làm ảnh hưởng ĐDSH Tp.HCM và RNM Cần Giờ mà còn là một trong những vấn đề của thế giới.

Nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, TP.HCM cũng đã thực hiện nhiều dự án như “Ô nhiễm không khí - đói nghèo và tác động sức khỏe”.

 Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí ở TP.HCM là hết sức đáng lo ngại, gây nhiều tác hại đáng kể cho ĐDSH. Tuy nhiên, chính quyền TP hiện chỉ chú trọng cải thiện môi trường vì mục đích cải thiện môi trường sống của con người, chứ không vì bảo tồn ĐDSH. Hơn nữa, cải tạo môi trường là một vấn đề lớn và rất khó khăn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Vì thế, đến năm 2010, những tác hại của ô nhiễm môi trường sống đối với ĐDSH vẫn là vấn đề nóng bỏng.

5.3. TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH, VẤN ĐỀ TRI THỨC BẢNĐỊA ĐỊA

Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ các lợi ích (TNC) có được từ nguồn gen và tri thức bản địa trong việc sử dụng nguồn gen được công nhận là vấn đề lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới.

Mục tiêu thứ ba của Công ước Đa dạng sinh học nêu rõ "Chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, thông qua việc tiếp cận nguồn gen một cách phù hợp và chuyển giao thoả đáng các công nghệ liên quan, có xét đến các quyền đối với nguồn tài nguyên và công nghệ đó, và bằng các khoản tài trợ thích hợp"

Thực hiện tốt TNC giúp kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn gen vì mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế, đảm bảo ba tiêu chí sau: bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và công bằng xã hội.

Tuy nhiên, việc thực hiện TNC đang gặp phải những khó khăn sau:

- Nguồn gen (nhân tố hữu hình) và tri thức liên quan đến nguồn gen (nhân tố vô hình) đều khó xác định thuộc tính và định nghĩa rõ ràng. Sự phân bố của chúng lại không phụ thuộc vào các ranh giới hành chính.

- Nguồn gen (tài nguyên di truyền) trong tự nhiên đã được sử dụng, được biến đổi và lưu trữ như một quà tặng miễn phí của thiên nhiên.

- Chủ quyền, quyền sở hữu đối với nguồn gen và tri thức có liên quan rất khó xác định. Vì vậy dễ xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa các chủ thể.

- Các nước đang phát triển, giàu tài nguyên di truyền thì mong muốn có một thể chế pháp lý quốc tế về TNC, trong khi các nước phát triển, người thường đi khai thác tài nguyên di truyền của các nước khác, thì không muốn như vậy.

- TNC là vấn đề mới, các nước hầu như không có luật hay văn bản pháp qui cụ thể về vấn đề này. Việc đưa ra các qui định về TNC có thể khiến các nước phải sửa đổi một loạt các văn bản pháp luật khác hiện có. Hơn nữa, giữa các vùng, các nước và giữa các địa phương cũng có các quan niệm, nhu cầu và trình độ khác nhau.

Ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, vấn đề bảo tồn ĐDSH và bảo tồn nguồn gen đã được quan tâm từ lâu, thể hiện ở các văn bản pháp quy như Chiến lược bảo tồn quốc gia (1991), Kế hoạch quốc gia về BVMT và PTBV (giai đoạn 1991 - 2000), Luật Bảo vệ môi trường (1993), Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH (1995)… Tuy nhiên, về vấn đề tiếp cận nguồn gen, chia sẻ hợp lý lợi ích nguồn gen và tri thức bản địa thì rất ít được đề cập đến. Hiện chỉ mới được nêu tương đối rõ ràng trong dự thảo của Luật ĐDSH.

Như vậy, với tầm quan trọng của TNC, cùng những tồn tại trong việc thực hiện vấn đề này hiện nay, nhiệm vụ của chính quyền các cấp trong thời gian tới (năm 2010) sẽ là ban hành cơ chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng về nguồn gen cho quốc gia, địa phương; khuyến khích việc tiếp cận nguồn gen cho nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, trên cơ sở khai thác bền vững và chia sẻ lợi ích công bằng. Cụ thể như sau:

- Chính sách: sửa đổi qui chế quản lý và bảo tồn nguồn gen, nâng cấp lên là qui chế do Chính phủ ban hành chứ không phải là qui chế của một Bộ.

- Nâng cao nhận thức: việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương đóng một vai trò thiết yếu vì họ là khâu cuối cùng quyết định nguồn gen sẽ được tiếp cận như thế nào. Khi người dân nhận thức được lợi ích chính đáng mà họ được hưởng và lợi ích đó được pháp luật bảo vệ thì họ sẽ đòi hỏi quyền lợi của mình, đồng thời ý thức bảo vệ đa dạng sinh học của cộng đồng cũng được cải thiện.

- Bảo tồn và lưu trữ: tiếp tục xúc tiến điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học và khôi phục, bảo tồn các giống cây trồng vật nuôi có giá trị.

- Quảng bá: Tăng cường quảng bá với bên ngoài về tiềm năng nguồn gen của các địa phương, về quan điểm khuyến khích việc trao đổi nguồn gen cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế, trên cơ sở khai thác bền vững và chia sẻ lợi ích thỏa đáng.

 TNC là một vấn đề lớn, mang tầm thế giới, lại còn mới mẻ ở Việt Nam nên trước mắt nhiệm vụ của TP.HCM là thực hiện những qui chế, chính sách do nhà nước ban hành, đồng thời có những quyết định thích hợp với điều kiện cụ thể của riêng TP.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w