Sự suy giảm các loài tự nhiên

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 64 - 65)

DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM

5.1.7. Sự suy giảm các loài tự nhiên

Năm 2005, cả nước có hơn 1.000 loài động - thực vật được liệt vào sách đỏ Việt Nam, trong khi năm 1992 chỉ có 721 loài. Theo một số liệu khác của Cục Kiểm lâm, năm 2003 cả nước có khoảng 147 loài động vật và 50 loài thực vật bị săn bắt và buôn bán nhưng đến năm 2004 chỉ còn khoảng 76 loài.

Những con số trên chứng tỏ các quần thể động thực vật ở Việt Nam đang có xu hướng ngày càng suy giảm và nhiều loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nạn săn bắt và buôn bán động thực vật hoang dã bừa bãi.

TP.HCM là 1 trong 5 điểm nóng của cả nước về tệ nạn này, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn động vật và hàng chục ngàn tấn thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Dù công tác ngăn chặn, kiểm soát đã được đẩy mạnh nhưng số vụ bị phát hiện cũng không hơn 10% so với thực tế. Trên địa bàn TP vẫn còn nhiều nơi buôn bán động thực vật hoang dã một cách công khai (như chợ Cầu Mống).

Riêng về cây rừng ngập mặn của TP, tuy đã được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng vẫn bị chặt phá để làm gỗ, củi, hầm than, đìa nuôi tôm... Việc này đã được cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết, hậu quả là nhiều loài bị đưa đến bờ vực tuyệt chủng. Chẳng hạn, loài Cóc đỏ ở RNM Cần Giờ chỉ còn vài cá thể, loài Sâm đất thì vừa lên “cơn sốt” do bị đào bán sang Trung Quốc.

Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng, khi mức sống của người dân TP ngày càng được nâng cao khiến nhu cầu về động thực vật hoang dã tăng theo, dẫn đến động thực vật hoang dã bị buôn bán nhiều hơn.

Đó cũng sẽ là nhiệm vụ quan trọng của TP.HCM trong công tác bảo vệ loài vào năm 2010. Để làm tốt vấn đề này, TP sẽ cần phải thực hiện các việc sau:

- Xây dựng qui định, luật riêng về quản lý, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã; tăng tính thống nhất, đồng bộ giữa các qui định, luật này; có các chính sách khuyến khích gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo; nghiên cứu lại các qui định về kiểm soát và xử lý vi phạm.

- Nâng cao nhận thức về ĐDSH cho nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh, cộng đồng dân cư, thay đổi tập quán sử dụng động thực vật hoang dã làm thực phẩm, thuốc và làm cảnh.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w