CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH TỔNG THỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐDSH TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
GIỜ
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất so với cả nước, chính vì thế diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là đất công nghiệp tăng lên, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm mạnh và liên tục từ 800 ha đến 1.000 ha. Với diện tích tự nhiên toàn thành phố trên 209.554 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 123.571 ha (chiếm 58,94%) tập trung ở các vùng ven và các huyện ngoại thành, nhưng hiện nay diện tích đất nông nghiệp chỉ còn lại trên dưới 90.000 ha và dự kiến đến năm 2020, TP.Hồ Chí Minh chỉ còn lại khoảng 60.000 ha đất nông nghiệp. Thêm vào đó, chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 10/2007/NQ-CP xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, thành phố sẽ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá, giảm diện tích đất nông nghiệp, gia tăng giá trị sử dụng đất phi nông nghiệp. Cụ thể, hơn 21 nghìn ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 10,13%. Thêm vào đó đất nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh có hơn 50% là đất phèn mặn và gần 20% là đất xám, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác, thành phố xác định nền nông nghiệp ngoại thành là nông nghiệp đô thị, từ đó chuyên đi sâu vào nuôi, trồng các giống cây, con có ưu thế và hiệu quả kinh tế cao như: như vùng lúa cao sản Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, vùng rau cao cấp Hóc Môn - Củ Chi, vùng cây ăn trái dọc sông Sài Gòn, Ðồng Nai, vùng nuôi bò sữa tập trung ở Củ Chi - Hóc Môn, vùng nuôi trồng thủy sản Cần Giờ. Như thế là vành đai xanh của Thành phố đang giảm đi nhanh chóng.
Chính vì thế khi xem xét về đa dạng sinh học của Tp. Hồ Chí Minh thì chủ yếu là xét về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng di tích Củ Chi, các vùng sinh cảnh thực vật, sinh cảnh nước lợ và các khu sưu tập thực vật…trong đó chủ yếu là rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ có thể gọi vừa là phổi vừa là thận của thành phố, đây là vùng xử lý khí độc, góp phần làm bầu không khí trong lành, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, ngăn cản gió bão... Toàn bộ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Rừng có 3 mặt giáp biển Đông, được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai- Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Tp. HCM. Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ thuộc Tp. Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30 km. Theo khảo sát, hiện rừng ngập mặn Cần Giờ có 157 loài thực vật, 63 loài phiêu sinh vật, 130 loài tảo, có trên 700 loài động vật thuỷ sinh không xương sống thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, năm ngành, 137 loài cá thuộc 39 họ và 13
bộ, 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài hữu nhũ, hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau
Về thực vật có các loài chủ yếu như bần trắng, mấm trắng, các quần h0oợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, các quần hợp mái dầm – ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa v.v…; các vườn cây ăn trái, thảm thực vật này là môi trường sống cho nhiều loài động vật. Trong đó có nhiều loại động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Vùng hiện nay có khoảng 25.000 ha rừng ngập mặn với 30 làoi cây ngập mặn phổ biến nhất là Đước Đôi (Rhizophora apiculata), Đước bộp (Rh. mucronata), Mắm quăn (Avicennia lanata), Mắm trắng (A. alba), Bần (Sonneratia eveta), Chà là (Phoenix paludosa), Dừa nước (Nipa fruticans)... chúng đã phát triển thành từng quần thể rộng lớn.
Các giá trị chủ yếu của rừng ngập mặn Cần Giờ có thể được tóm lược như sau
Điều tiết khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Khống chế lượng nước thải và các tác nhân ô nhiễm từ đất liền vào biển và đời bờ
Có giá trị kinh tế cao về mặt thủy sản, đây là vùng giao thoa giữa hai điều kiện mặn ngọt, thuận lợi cho sự sinh sản, cư trú và phát triển của nhiều loài tôm cá, cua..
Có giá trị cao về mặt đa dạng sinh học: có nhiều loại cây, nhiều loài gần như tuyệt chủng trên thế giới đã biến mất trên thề giới lại chọn Cần Giờ làm nơi sinh trưởng và phát triển và có trên 270 loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao, trị giá hàng trăm triệu USD.
Rừng ngập mặn Cần Giờ còn có giá trị văn hóa, du lịch đáng kể, đây là khu du lịch sinh thái rộng lớn có thể làm hài lòng mọi người Việt Nam và khách du lịch quốc tế
Rừng ngập mặn Cần Giờ và dải rừng ven biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về quốc phòng - an ninh
Giá trị của rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm toàn bộ giá trị về kinh tế trực tiếp, gián tiếp và giá trị môi trường. Hiện nay Cần Giờ đang được đưa vào danh mục khu bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và được nhiều tổ chức quốc tế (WWF, ADB...) tài trợ nghiên cứu để bảo tồn và phát triển.
Ngoài ra, tại Thảo Cầm Viên hiện nay với diện tích 20 ha là nơi có bộ sưu tập động vật và thực vật đa dạng và phong phú gồm 750 cá thể thuộc 130 loài, trong đó có 110 loài thú hiếm của thế giới như vọc vá chân đen, sói lửa, báo gấm, mèo gấm, sếu đầu đỏ, trĩ sao… Thực vật có khoảng 2.100 cây thuộc 360 loài thuộc 100 họ, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai và thảm cỏ xanh, trong đó có khoảng 20 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ và hơn 100 loài nhập từ nước ngoài