DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM
5.2. NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1 Ô nhiễm môi trường nước:
5.2.1. Ô nhiễm môi trường nước:
TP.HCM là một đô thị lớn nên có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… Mỗi ngày hệ thống sông, kênh, rạch của TP phải tiếp nhận hơn 600.000 m3 nước thải sinh
hoạt và công nghiệp các loại với nhiều chất độc hại bên trong như kim loại nặng và hóa chất độc hại khó phân hủy (riêng sông Sài Gòn tiếp nhận 5.000 m3). Trong số đó chỉ khoảng 60% được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống chung. Mặt khác, dòng chảy của cả 7 hệ thống kênh rạch trong TP lại bị thu hẹp do hàng ngàn hộ dân lấn chiếm và xả rác, làm cho môi trường nước càng ô nhiễm nặng nề, bị phú dưỡng hóa và trở thành môi trường chết.
Ngoài ra, các kim loại nặng và một số hóa chất độc hại khác còn có thể gây hiện tượng tích lũy sinh học làm ảnh hưởng trên một diện rộng và thời gian dài, qua nhiều thế hệ. Các loại độc chất này, nhất là thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật làm giảm số lượng các sinh vật có ích (thiên địch) trên ruộng lúa, gây suy giảm ĐDSH trong khu vực.
Nhằm cải thiện môi trường nước, TP đã thực hiện hàng loạt dự án lớn với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng như cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tiêu thoát nước cải tạo ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, nhà máy lọc nước thải thuộc dự án đại lộ Đông Tây... Về chính sách, khi xây dựng các KCX-KCN, TP buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, kinh phí do doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư tính vào giá đất cho thuê. TP cũng đã thành lập quỹ kích cầu, quỹ xoay vòng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chất thải với mức vay cao nhất đến 6.000 USD/trường hợp. Đồng thời, TP vẫn tiếp tục thực hiện ráo riết chương trình di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm, nhưng việc này đang gặp nhiều vướng mắc do thiếu vốn, vướng đền bù giải toả mặt bằng…