Công tác quảnlý

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 77 - 78)

ĐỀ XUẤT ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ TIỀM LỰC, TÌM KIẾM NGUỒN TÀI TRỢ CHÍNH HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

6.2.1.6. Công tác quảnlý

Rừng ngập mặn Cần Giờ được quản lý theo hệ thống rừng đặc dụng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) theo quyết định số 173/CT ngày 29/05/1991 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt thành lập Rừng phòng hộ Môi trường. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2002-2011 theo Quyết định số 8413/QĐ-UB ngày 12/12/2001.

Uỷ ban nhân dân Huyện Cần Giờ: Trực tiếp quản lý về mặt hành chính, đất đai, tài nguyên rừng cũng như tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội, dân cư trên địa bàn huyện. Các cơ quan trực thuộc bao gồm:

Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ T.P Hồ Chí Minh: Quản lý tài nguyên rừng, thực hiện chính sách bảo vệ rừng, cung cấp nguồn trợ cấp cho các hộ dân trong rừng. Các đơn vị trực thuộc ban quản lý là các tiểu khu. Các tiểu khu chịu trách nhiệm quản lý rừng và các hộ dân sống trong khu vực đó.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Quản lý về mặt hành chính trong địa bàn xã, thị trấn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý tài nguyên rừng theo ngành, các chủ trương chính sách từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cơ quan trực thuộc chính gồm:

Chi cục kiểm lâm: Tuần tra, bảo vệ rừng theo luật pháp hiện hành. Chi cục có các trạm kiểm lâm nằm ở các vị trí xung yếu trong rừng để công tác bảo vệ rừng đạt hiệu quả. Chi cục phát triển lâm nghiệp: Xây dựng kế hoạch tổng thể, nguồn nhân lực và tài chính cho công tác trồng và bảo vệ rừng.

Trung tâm khuyến nông và khuyến lâm: Cung cấp và tư vấn giống cây trồng vật nuôi, các mô hình kinh tế phát triển nông lâm nghiệp hài hoà với môi trường.

Sở Du lịch, sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ…: Quản lý theo ngành về các lĩnh vực liên quan: Phát triển du lịch, nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học, công nghệ, hệ thống giám sát môi trường, tuyên truyền giáo dục, đào tạo…

Các công ty kinh doanh tư nhân: Bao gồm các công ty dịch vụ du lịch, các chủ đầm nuôi tôm, đánh bắt thuỷ hải sản… tham gia bảo vệ môi trường thông qua việc đóng góp thuế. phí…

Các trường đại học, viện nghiên cứu: Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, giám sát, đánh giá tác động môi trường, tuyên truyền giáo dục người đân nâng cao ý thức bảo vệ rừng…

Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển: Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với vai trò và nhiệm vụ điều phối tổng thể các hoạt động trên theo đúng tiêu chí của khu dự trữ sinh quyển là kết hợp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. đồng thời tạo điều kiện triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH potx (Trang 77 - 78)