Bài học kinh nghiệm trong quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 102)

thể ở Việt Nam

Đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể là quy mô nhỏ lẻ, tản mạn, rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế và luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở trong quản lý kinh tế để kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. Bên cạnh đó sự năng động của thành phần kinh tế hộ cá thể mang tính chất tự phát theo thị trường. Để công tác quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể được tốt, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:

Một là: Cán bộ quản lý thuế phải phối hợp tốt với Cấp ủy và Chính quyền địa phương và nhất là Hội đồng tư vấn thuế của các địa phương để nắm chắc địa bàn quản lý, nắm chắc số lượng các hộ kinh doanh phát sinh trong địa bàn quản lý.

Hai là: Tích cực tuyên truyền, giáo dục, định hướng để các hộ kinh doanh tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. Đồng thời cơ quan thuế cũng cần phải có những dịch vụ hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai nộp thuế.

Ba là: Sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh là hết sức quan trọng, qua đó giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bốn là: Công tác quản lý thu thuế cần phải có sự quan tâm, phối hợp của các

cấp các ngành chứ không chỉ riêng Ngành thuế.

Thực tiễn cho thấy, nới nào mà Cấp ủy, Chính quyền quan tâm chỉ đạo kịp thời và có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành thì ở đó công tác quản lý thu thuế được thực hiện rất tốt, kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán được giao.

Năm là: Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, pháp luật về thuế rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, cũng như phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế; trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế là hết sức quan trọng.

Kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến trên thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế không chỉ giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí quản lý, mà qua đó còn có tác dụng giúp người dân nâng cao tính tự giác tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn huyện Yên Phong diễn ra như thế nào?

- Những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quản lý thu thuế tại huyện Yên Phong và tại Chi cục thuế Yên Phong là gì?

- Giải pháp nào để quản lý, chống thất thoát thuế từ hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn huyện Yên Phong?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ khung nghiên cứu

Quản lý thu thuế đối với hộ KDCT Thực trạng quản lý thu

thuế đối với hộ KDCT tại chi cục thuế Yên Phong

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu thuế đối với hộ KDCT

- Bộ máy quản lý. - Quản lý kê khai - Quản lý thu nộp. - Quản lý miễn, giảm - Quản lý nợ, thông tin NNT.

- Quản lý kiểm tra, quyết toán thuế - Nguồn nhân lực. - Cơ sở vật chất. - Các chính sách thuế. - Phạm vi địa bàn và đối tượng quản lý. - Sự phối hợp với các ngành hữu quan VẤN ĐỀ ĐẶT RA - Quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT như thế nào? - Giải pháp nào để thực hiện quản lý hiệu quả?

Định hướng quản lý

1. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 đã được thủ tướng phê duyệt.

2. Tiếp tục thực hiện cơ chế NNT tự kê khai tự nộp thuế.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các ĐTNT.

Các giải pháp

1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

2. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý ĐTNT, công tác thanh, kiểm tra và quản lý thu nợ

3. Đẩy mạnh áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu(*) Thu thập số liệu thứ cấp (*) Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố trên Internet, trên Tạp chí và thông qua báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng của huyện như Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục thuế, Chi cục Thống kê ...

- Kết quả kiểm tra, đánh giá của các đơn vị trong và ngoài huyện Yên Phong…..

(*) Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra: Chọn hộ kinh doanh để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với các hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể chọn 100hộ nộp thuế khoán để phỏng vấn tương ứng với cơ cấu các hộ kinh doanh theo ngành nghề của huyện Yên Phong

Bảng 2.1. Danh sách chọn hộ điều tra

Số TT Hộ theo ngành Số hộ điều tra Cơ cấu chung (%) 1 Ngành thương mại 16 16 2 Ngành dịch vụ 18 18 3 Ngành ăn uống 54 54 4 Ngành sản xuất 12 12 Tổng cộng 100 100

- Phỏng vấn có định hướng: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Chi cục thuế huyện Yên Phong

2.2.3. Phương pháp phân tích

(*) Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu, tài liệu đã thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng nhóm dữ liệu để phân tích và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel

(*) Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất định, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Chi Cục thuế huyện Yên Phong mà cụ thể là tình hình quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(*) Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch... và các chi tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý thu thuế. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Yên Phong.

(*) Phương pháp chuyên gia

Thông qua việc phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực thuế nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm về quản lý thuế, cũng như nắm bắt xu thế phát triển và định hướng trong công tác quản lý thuế trong thời gian tới. Qua đó tìm ra những bất cập trong công tác quản lý thu thuế hiện nay tại địa phương để đề xuất những giải phát thích hợp, hiểu quả trong thời gian tới.

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể như: Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, tình hình quản lý hộ, kết quả thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể theo các quy trình nghiệp vụ...

- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các hộ về thuế. - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp như:

+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau thẩm tra quyết toán của cơ quan thuế. + Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Yên Phong

* Giới thiệu về huyện Yên Phong

Thời điểm tỉnh Bắc Ninh được tái lập, huyện Yên Phong gồm 18 xã. Đến tháng 1/1998 thị trấn Chờ được thành lập và trở thành huyện lỵ của Yên Phong. Tháng 4/2007, sau khi chuyển 4 xã về thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong còn lại 13 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 96,86 km2

.

Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông huyện giáp với thành phố Bắc Ninh. Phía Đông Nam huyện giáp với thị xã Từ Sơn. Phía Bắc huyện là sông Cầu, Qua bên kia sông là các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên của tỉnh Bắc Giang. Phía Tây, huyện giáp với các huyện Sóc Sơn và Đông Anh của Hà Nội. Quốc lộ 18 đi qua huyện, còn được gọi là đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài, giao với quốc lộ 1 ở Võ Cường của thành phố Bắc Ninh ngay gần Yên Phong. [2]

+ Đặc điểm về dân số và lao động:Tổng dân số huyện Yên Phong tính đến 31/12/2011 là 134.096 người phân bố trên địa bàn 14 xã-thị trấn. Dân số trong độ tuổi lao động là 84.017 người chiếm tỷ lệ 62,65% trên tổng dân số.Mật độ dân số là 1.392 người/km2, nam là 66.101 chiếm tỷ lệ 49,29% trên tổng dân số, nữ là 67.995 chiếm 50,71% trên tổng dân số. Dân số thành thị là 14.500 chiếm 10,81% trên tổng dân số, khu vực nông thôn là: 119.596 chiếm 89,19%trên tổng dân số. [2]

- Đặc điểm về kinh tế xã hội:

Tổng sản phẩm GDP năm 2011 (theo giá CĐ 1994) ước đạt 1.215 tỷ đồng (đạt 100 % KH năm), tăng 19,9 % so với năm 2010. Trong đó: Khu vực nông nghiệp 230,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19 %); khu vực CN-XD 688,9 tỷ đồng (56,7 %); khu vực dịch vụ 295,3 tỷ đồng (24,3 %).

Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 78 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 3,1 % so với năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,4 triệu đồng (giá CĐ 1994), tăng 13,4 % so với năm 2010, bằng 26 triệu đồng (giá hiện hành).

Giá trị sản xuất CN-TTCN trong năm 2011 ước đạt 27.681 tỷ đồng (Kinh tế nhà nước đạt 371 tỷ đồng; kinh tế ngoài nhà nước đạt 991 tỷ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26.319 tỷ).

Triển khai Chương trình phát triển CN-TTCN huyện Yên Phong giai đoạn 2010-2015. Triển khai lập hồ sơ thu hồi đất KCN Yên Phong I mở rộng. Cụm công nghiệp Đông Thọ cơ bản xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1; đến nay thu hút hơn 30 nhà đầu tư thứ cấp đăng ký thuê đất - trong đó có 05 nhà đầu tư đăng ký xây dựng (22,34/48,78 ha = 65% diện tích). “nguồn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội năm 2012 của huyện Yên Phong’’. [14]

Trong những năm qua kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán do Tỉnh giao và do Hội Đồng Nhân Dân Huyện Quyết nghị và tốc độ năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:

+ Năm 2009 tổng thu ngân sách: 117.512triệu đồng/107.558, đạt 109,25 % DT năm.

+ Năm 2010 tổng thu ngân sách: 118.323triệu đồng/91.652, đạt 129,10 % DT năm

+ Năm 2011 tổng thu ngân sách: 118.578 triệu đồng/98.146 triệu đồng, đạt 120,82% DT năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu huyện Yên Phong

CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2009 2010 2011

1. Dân số trung bình Người 126,899 129,145 134,096

2. Dân số trong độ tuổi lao động Người 78,233 80,266 84,017

3. Tổng SP Quốc nội (GDP- Giá so

sánh năm 94) Tỉ đồng 846 1,013.5 1,215

4. Thu nhập binh quân đầu người (giá

cố định năm 94) 1.000 VND 6,900 8,300 10,400

5. Tổng SL cây LT có hạt qui lúa Tấn 62,161 61,001 64,372

6. SLLT cây có hạt b/q đầu người kg/người 490.6 475.1 480.7

7. Giá trị SX Công nghiệp - TTCN

(Giá cố định năm 94) Tỷ Đồng 3,405.5 11,085.1 33,195.6

8. Vốn ĐT. XDCB (Giá thực tế ) Triệu đồng

9. Tổng thu NSNN trên địa phương Triệu đồng 175,972 217,299 244,823

10. Tổng chi ngân sách địa phương Triệu đồng 171,085 210,737 239,208

11. Khối lượng hàng hóa luân chuyển 1000 T - km 50,552 58,162 62,131

12. KL hành khách luân chuyển 1000 HK -

km 18,254 18,614 18,961

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Yên Phong năm 2011)

3.2. Khái quát về thực trạng các hộ kdct trên địa bàn huyện

Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 96,86km2

. Tính đến 31/12/2011, toàn huyện có 7.199 hộ kinh doanh cá thể đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với số vốn đã đăng ký là 700.193 triệu đồng [10]. Các hộ kinh doanh cá thể phân bố trên địa bàn 14 xã- thị trấn, trong đó tập trung nhiều ở địa bàn Thị trấn Chờ và các xã có khu công nghiệp như xã Đông Thọ; Long Châu; Yên Trung; Đông Phong; Văn Môn…Các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện hoạt động trong mọi ngành nghề nhưng chủ yếu và chiếm số đông là các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động đáng kể, làm vệ tinh tích cực cho các nhà máy lớn hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Song do số lượng hộ kinh doanh khá lớn lại phân bố rải rác trên địa bàn huyện đã làm cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế cần có những giải pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.

Bảng 3.2. Thống kê cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD hộ cá thể

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lũy kế

31/12/2011 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1/ Tổng số hộ (hộ) 596 100 572 100 586 100 7.119 100 Chia theo ngành nghề

Nông lâm nghiệp 1 0,17 2 0,35 2 0,34 32 0,45

Công nghiệp, xây dựng 137 22,99 124 21,68 128 21,84 1.382 19,41

Thương mại, dịch vụ 398 66,78 371 64,86 385 65,70 5.055 71,01

Giao thông vận tải 32 5,37 41 7,17 39 6,66 265 3,72

Ngành khác 28 4,70 34 5,94 32 5,46 385 5,41

2. Vốn đã đăng ký

(triệu đồng) 243.013 100 56.767 100 134.840 100 700.193 100

Chia theo ngành nghề

Nông lâm nghiệp 30 0,01 344 0,61 648 0,48 2.560 0,37

Công nghiệp, xây dựng 186.182 76,61 34.453 60,69 33.634 24,94 136.818 19,54

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)