Kết quả điều tra chọn mẫu hộ KDCT trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 102)

Điều tra chọn mẫu 100 hộ kinh doanh nộp thuế khoán tại 2 xã Đông Thọ và Thị trấn Chờ trong năm 2011 có kết quả như sau:

+ Có 96 hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, tỷ lệ 96% trên tổng số hộ điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Có 41 hộ hiểu mơ hồ, tỷ lệ 41% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 22 hộ không biết cách tính của 1 số loại thuế phải nộp, tỷ lệ 27% trên tổng số hộ điều tra.

+ Có 9 hộ hiểu hết cách tính các loại thuế phải nộp, tỷ lệ 9% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 01 hộ không có y kiến, tỷ lệ 1% trên tổng số hộ điều tra

Về doanh số: Sau khi đối chiếu doanh số điều tra tại hộ so với doanh số đã kê khai tại Đội thuế có 95 hộ có doanh số điều tra lớn hơn doanh số đã kê khai, có 5 hộ có doanh số điều tra nhỏ hơn doanh số đã kê khai.

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả điều tra 100 hộ

ĐVT: ngàn đồng

Ngành thuế Số hộ

Doanh số kê khai 1 tháng

Doanh số điều tra 1 tháng Chênh lệch doanh số 1 tháng Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6 7=5-3 8 Thương mại 16 133.377 16,47 193.300 16,36 59.923 16,13 Dịch vụ 18 92.788 11,46 136.453 11,55 43.665 11,75 Ăn uống 54 475.504 58,71 699.270 59,18 223.766 60,22 Sản xuất 12 108.275 13,37 152.500 12,91 44.225 11,90 Cộng 100 809.944 100,00 1.181.523 100,00 371.579 100,0

Qua số liệu điều tra cho thấy chênh lệch giữa doanh số điều tra và doanh số đã kê khai của 100 hộ là 371.579 ngàn đồng. Tỷ lệ doanh số đã kê khai tính thuế so với doanh số điều tra chỉ đạt 68,55%.

Từ số liệu trong các Bảng 3.4; 3.8 3.12; 3.13 ta có các số liệu sau: (số liệu được làm tròn đến ngàn đồng)

+ Tổng số thuế mà các hộ khoán đã nộp năm 2011 là: 6.102.000 ngàn đồng (18.894.000 ngàn đồng - 17.792.000 ngàn đồng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Số thuế đã nộp năm 2011 bình quân 1 hộ là 5.039 ngàn đồng (6.102.000 ngàn đồng/ 1.211 hộ)

+ Số thuế bình quân 1 hộ/tháng là: 420 ngàn đồng (3.570 đồng/12 tháng) + Doanh số kê khai bình quân của 100 hộ điều tra là: 8.099 ngàn đồng (809.944 ngàn đồng/ 100 hộ)

+ Chênh lệch giữa doanh số điều tra và doanh số kê khai tính bình quân cho 100 hộ điều tra là: 3.715 ngàn đồng (371.579 ngàn đồng/100 hộ)

+ Tỷ lệ số thuế đã nộp bình quân 1 tháng tính trên doanh số kê khai bình quân của 100 hộ điều tra là: 0,052 (420 ngàn đồng/ 8.099 ngàn đồng)

+ Số thuế thất thu bình quân do thất thu về doanh thu số tính cho 1 hộ/tháng là 192 ngàn đồng (0,052 x 3.715 ngàn đồng)

+ Tổng số thuế thất thu năm 2011 từ các hộ khoán do thất thu doanh số theo cách tính nêu trên là: 2.790.144 ngàn đồng (192 ngàn đồng x 12 tháng x 1.211 hộ), chiếm tỷ lệ 45,73% (2.790.144 ngàn đồng/6.102.000 ngàn đồng)

Qua số liệu tính toán ở trên cho ta thấy tình hình quản lý doanh số đối với các hộ khoán còn rất hạn chế, tỷ lệ các hộ kê khai doanh số thấp hơn thực tế khá lớn, từ đó đẫn đến thất thu doanh số và thất thu thuế như đã tính toán ở trên. Điều này đòi hỏi Chi cục thuế cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số với các hộ khoán trong thời gian tới.

Phỏng vấn ông Trần Bình chủ hộ kinh doanh dịch vụ Internet và áo cưới tại Phố Chờ thị trấn Chờ có kết quả như sau:

Hộp 1

Trả ai dại gì mà khai cho cao...

Thời buổi khó khăn kiếm được đồng tiền đã khó trả ai dại gì khai cho cao để phải nộp thuế nhiều Chẳng qua anh hỏi để làm bài thì tôi nói vậy.

Ông Trần Bình cho biết thêm: Chẳng phải mình nhà tôi đâu, anh không tin cứ hỏi các nhà khác mà xem.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mì - Đội thuế liên xã 1

Qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp NNT cho thấy tình trạng các hộ nộp thuế khoán lợi dụng việc tự kê khai, tự nộp thuế để cố tình kê khai doanh số thấp hơn thực tế nhằm trốn thuế còn khá phổ biến. Điều này thể hiện ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các hộ này còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải cơ quan quản lý thuế không biết, nhưng để khắc phục là cả một vấn đề không đơn giản và không phải một sớm, một chiều có thể khắc phục ngay được. Để khắc phục tình trạng này cần phải có thời gian và đỏi hỏi ngoài sự nỗ lực của cơ quan thuế cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là Chính quyền địa phương các xã-thị trấn.

Hộp 2

Không có nghiệp vụ thì chào thua….

Theo quy định thì mọi ĐTNT đều phải có trách nhiệm kê khai và nộp đầy đủ số thuế phải nộp cho Nhà nước, tuy nhiên vì lợi ích cá nhân nên hộ thường tìm mọi cách để nộp thuế ở mức thấp nhất, và đối với các hộ khoán thì việc kê khai doanh số thấp để trốn thuế là rất phổ biến và khi đi điều tra doanh số thì cán bộ thuế chỉ thương lượng và thuyết phục là chủ yếu bởi vì các dạng hộ này không có hóa đơn, chứng từ nên rất khó cho cán bộ thuế nên nếu không có nghiệp vụ thì chào thua….

Ông Mì còn cho biết thêm: Trước mắt cần tăng cường cán bộ cho các Đội thuế Liên xã, việc bố trí cán bộ nên căn cứ vào số lượng đối tượng quản lý làm tiêu chí không nên cào bằng theo địa bàn như hiện nay. Cái nữa là chính đối tượng, quản lý địa bàn. Cái nữa là phải tăng cường công tác tuyên truyền nhất là tuyên truyền cho mọi người dân có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng, qua đó sẽ giúp cho việc điều tra doanh số thuận lợi hơn nhất là trong điều kiện hiện nay Nhà nước đã cho phép các cơ sở kinh doanh tự in, tự đăng ký hóa đơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế hộ kdct tại huyện Yên Phong

3.4.1. Về cơ sở vật chất

Theo báo cáo của Chi cục, trong những năm qua, về cơ sở vật chất đã được Cục thuế tỉnh cũng như UBND huyện quan tâm đầu tư kịp thời, đầy đủ, từ trụ sở làm việc cho đến các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn như bàn nghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, máy vi tính, máy photocopy, hệ thống đường truyền internet, các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý... Hiện nay tại Chi cục mỗi cán bộ công chức đều được trang bị một dàn máy vi tính để làm việc hàng ngày. Các máy vi tính đều được nối mạng để phục vụ cho việc cập nhật, khai thác, trao đổi thông tin, nhất là việc cập nhật các văn bản mới liên đến nghiệp vụ chuyên môn. Do đó có thể nói về cơ sở vật chất đã đáp ứng rất tốt cho công tác chuyên môn tại Chi cục.

3.4.2. Về bộ máy tổ chức cán bộ

Với số lượng cán bộ công chức của Chi cục là 35 người, trong đó biên chế 33 người và hợp đồng 02 người, trong khi đó địa bàn quản lý rộng, ĐTNT nhiều nên trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác do trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều, còn nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo qua trình độ trung cấp, nhiều cán bộ đã lớn tuổi, khả năng sử dụng máy tính cũng như ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin rất hạn chế. Một số cán bộ trẻ mới tuyển mặc đã được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, sử dụng thành thạo máy vi tính, khả năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ rất tốt nhưng kinh nghiệm thực tiễn lại chưa có. Đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu ở các xã-thị trấn chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thu nhập thấp. Từ những khó khăn trên đã làm hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động của Chi cục.

3.4.3. Các quy định về chính sách thuế

Việc Nhà nước ban hành Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007 là cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan quản lý thuế thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó trong thời gian qua, các Bộ ngành, nhất là Tổng cục thuế đã ban hành hàng loạt các thông tư hướng dẫn, các quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lý thuế như: Quy trình đăng ký thuế; Quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế; Quy trình miễn giảm; Quy trình kiểm tra; Quy trình quản lý nợ; Quy trình cưỡng chế nợ; Quy trình hoàn thuế... đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các quy định về thuế đã phát sinh một số bất cập đơn cử như: Theo quy định của Luật thuế GTGT thì mọi đối tượng nộp thuế GTGT phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Nhưng trên thực tế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp nhỏ, và nhất là các hộ kinh doanh cá thể không nghiêm, đa số không thực hiện, một phần do việc ghi chép phức tạp, một phần do thói quen người tiêu dùng không yêu cầu người bán xuất hóa đơn khi mua hàng... Từ đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế nhất là việc xác định doanh số làm cơ sở tính thuế, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế. Thuế TNCN còn mới mẻ nên quá trình triển khai thực hiện cũng còn nhiều khó khăn.

3.4.4. Phạm vi địa bàn và đối tượng quản lý

Địa bàn quản lý rộng, đối tượng quản lý nhiều đang là những khó khăn, thách thức mà Chi cục thuế huyện đang phải đối mặt, nhất là việc quản lý các hộ KDCT. Tại Chi cục thuế Yên Phong công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT được giao trực tiếp cho Đội thuế Liên xã 1,2 và Đội kiểm tra 1. Đội Thuế liên xã 1 quản lý địa bàn 7 xã và thị trấn Yên Phong, Đội thuế liên xã 2 quản lý địa bàn 7 xã còn lại, với tổng số hộ đang quản lý trên toàn địa bàn là trên 1.952 hộ, trong khi đó biên chế mỗi Đội chỉ có 4 cán bộ, do đó công tác quản lý hộ đang gặp rất nhiều khó khăn.

3.4.5. Sự phối hợp với các ngành hữu quan

Nhìn chung công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối kết hợp khá tốt của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy ở một số xã chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, vẫn còn tư tưởng ỷ lại và cho rằng nhiệm vụ thu thuế là nhiệm vụ của Ngành thuế, do đó chưa có sự phối kết hợp tốt giữa chính quyền địa phương và cơ quan quản lý thuế, làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu thuế tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Nhận xét chung vê tình hình quản lý thu thuế tại huyện Yên Phong

3.5.1. Những kết quả đã đạt được

Một là: Công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện Yên Phong trong những năm qua nhìn chung đã được thực hiện theo đúng các quy định của Luật quản lý thuế, cũng như các quy trình nghiệp vụ do Tổng cục thuế ban hành.

Hai là: Hàng năm Chi cục luôn thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được giao. Cụ thể năm 2009 thực hiện 117.512/107.558 tỷ đồng đạt 109,25% so dự toán được giao; năm 2010 thực hiện 118.323/91.652 tỷ đồng đạt 129,10% so dự toán được giao, năm 2011 thực hiện 118.578/98.146 tỷ đồng đạt 120,82% so dự toán được giao.

Ba là: Công tác quyết toán thuế đã được thực hiện nghiêm túc, hàng năm 100% số hộ kinh doanh thuộc diện phải quyết toán thuế đều được Chi cục thẩm tra quyết toán.

Bốn là: Việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN cho các doanh nghiệp trong thời gian qua nhằm thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ đã được Chi cục thuế thực hiện kịp thời, đúng quy định, qua đó tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng sản xuất.

Năm là: Công tác quản lý thông tin NNT cũng đã được thực hiện đúng quy định hiện hành, trong thời gian qua không có trường hợp nào khiếu kiện liên quan đến tình trạng lộ bí mật thông tin của NNT.

3.5.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã trình bày ở trên, công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện Yên Phong trong thời gian qua cũng còn bộc lộ những hạn chế đó là:

Một là: Công tác quản lý ĐTNT nhất là các hộ KDCT, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng số hộ đã đưa vào quản lý thu thuế so với số hộ thống kế và số hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD còn chênh lệch khá lớn. Tính đến 31/12/2011, cơ quan thuế quản lý thu thuế được 1.895 hộ so với 3.043 hộ theo thống kế đạt 62,27% nhưng so với số liệu của cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì chỉ đạt 26,62%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai là: Công tác điều tra doanh số đối với hộ khoán còn hạn chế, theo số liệu điều tra chọn mẫu 100 hộ thì tỷ lệ doanh số kê khai tính thuế so với doanh số điều tra chỉ đạt 68,55% (809.944/1.181.523).

Ba là: Công tác kiểm tra đối tượng nộp thuế, nhất là các hộ KDCT còn rất hạn chế, số lượng các hộ được kiểm tra trực tiếp tại trụ sở so với số lượng quản lý còn thấp, năm 2009 kiểm tra 91/414 hộ đạt 21,98%, năm 2010 kiểm tra 105/436 hộ đạt 24,08%, năm 2011 kiểm tra 118/595hộ đạt 19,83%.

Bốn là: Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế chưa được quan tâm đúng mức, Chi cục chưa có các giải pháp hữu hiệu để đôn đốc thu nợ dẫn đến số nợ đọng về thuế không những không giảm mà còn tăng lên. Năm 2009 nợ thuế là: 5.917 tỷ đồng đến hết năm 2011 số nợ thuế là 8.750 tỷ đồng tăng 2.832 tỷ đồng. Riêng đối với các hộ cá thể, Chi cục thuế chưa có biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại hộ dẫn đến số nợ thuế của các hộ nộp thuế khoán chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số nợ thuế của các hộ cá thể.

Năm là: Công tác xét miễn giảm thuế đối với các hộ kinh doanh xin ngưng, nghỉ còn sơ hở, thể hiện còn một số lượng hộ chưa được kiểm tra, xác minh thực tế mà chỉ căn cứ vào hồ sơ để miễn, giảm thuế, trong khi đó tỷ lệ số hộ nghỉ giả được phát hiện qua kiểm tra là khá cao, năm 2009 là 17,67% và năm 2011 tỷ lệ này là 20,05%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG 4.1. Định hƣớng công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)