Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 92)

Chi cục Thuế cần quan tâm và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức thuế và đội ngũ cán bộ UNT ở các xã-thị trấn. Tổ chức sắp xếp lại nhân sự giữa các Đội nghiệp vụ, nhất là các Đội thuế Liên xã trực tiếp quản lý các hộ KDCT. Việc bố trí, sắp xếp nên theo hướng lấy số lượng đối tượng quản lý làm cơ sở bố trí cán bộ, không nên bố trí theo kiểu cào bằng theo địa bàn như hiện nay. Chi cục thuế cần bố trí, phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Thường xuyên quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công chức thuế từ các đồng chí lãnh đạo đến các nhân viên trên tinh thần mỗi đồng chí phụ trách, mỗi cán bộ công chức thuế phải tự chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi phụ trách của mình. Chi cục trưởng Chi cục thuế chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về quản lý thu thuế trên địa bàn, hàng tháng phải trực tiếp kiểm tra một địa bàn về tình hình quản lý và thu thuế để có biện pháp chấn chỉnh ngay việc thất thu về hộ và thất thu về thuế. Phân công cho các Chi cục phó, phụ trách theo từng địa bàn quản lý hoặc từng lĩnh vực. Từng Chi cục phó phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, về địa bàn được giao quản lý. Trường hợp khi kiểm tra trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được giao phụ trách để xảy ra hiện tượng thất thu về hộ, về doanh thu, về thuế thì Chi cục phó phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng. Đội trưởng Đội thuế liên xã phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý thu thuế trong phạm vi được phân công, nếu để thất thu về hộ, về doanh thu thì cán bộ quản lý địa bàn để thất thu không được giao nhiệm vụ quản lý thu nữa, đồng thời đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Chi cục.

Gắn kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ công chức thuế với các hình thức khen thưởng, kỷ luật. Thường xuyên phát động phòng trào, tạo không khí thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trong toàn thể cơ quan. Kịp thời có các hình thức khen thưởng nhằm động viên và khích lệ tinh thần phấn đấu của cán bộ công chức, bên cạnh đó cần nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, tránh bao che để tạo sự nghiêm minh và công bằng trong quá trình thực thi công vụ. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu tối đa các thủ tục, hồ sơ không thật sự cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Bảng 4.1. Định hƣớng đào tạo cán bộ của chi cục đến năm 2015

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2015 Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % 1- Tổng số cán bộ 35 100 38 100

2- Phân loại cán bộ theo trinh độ

- Sau Đại học 1 2,86 3 7,89

- Đại học-Cao đẳng 19 54,29 20 52,63

- Trung cấp 15 42,86 15 39,47

Trong định hướng đào tạo, ngoài việc chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ thuế, Chi cục thuế cũng cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, mà còn am hiểu kiến thức quản lý Nhà nước, có trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các cấp Ủy đảng, Chính quyền từ huyện đến các xã-thị trấn cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ thu ngân sách. Đối với cấp huyện, hàng năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách làm tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và Chính quyền cấp xã. Khi bình xét thi đua khen thưởng cho cấp xã nên lấy ý kiến của cơ quan thuế. Kiên quyết không xét khen thưởng đối với các xã không phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế. Đối với Chính quyền các xã-thị trấn cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với cơ quan thuế nhất là công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng các hộ kinh doanh trong phạm vi địa bàn quản lý, tránh tư tưởng ỷ lại cho rằng nhiệm vụ thu thuế là của Cơ quan thuế. Người đứng đầu địa phương cấp xã cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình thất thu trên địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 92)