Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 48)

1.1.3.1. Đăng ký thuế và quản lý thông tin NNT

Các hộ kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế. Các hộ mới ra kinh doanh lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Các hộ trước đó đã được cấp mã số thuế nhưng nghỉ kinh doanh dài hạn, sau đó lại ra kinh doanh lại vẫn phải thực hiện đăng ký nộp thuế lại với cơ quan thuế, nhưng không cấp mã số thuế mới. Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với Chính quyền địa phương và Hội đồng tư vấn thuế của các xã-thị trấn để điều tra số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để nắm bắt tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh. Kịp thời cập nhật số hộ mới ra kinh doanh, số hộ nghỉ kinh doanh, số hộ di chuyển địa điểm kinh doanh... để đốn đốc đăng ký thuế. Đối với hộ mới ra kinh doanh, Đội thuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách kê khai để ĐTNT kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế. Đội thuế có trách nhiệm nhận tờ khai đăng ký thuế của các ĐTNT. Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với ĐTNT chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi. Qua kiểm tra tờ khai đăng ký thuế, nếu phát hiện ĐTNT chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh thì đề nghị ĐTNT lập thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử phạt hành chính. Đối với các hộ mới ra kinh doanh lần đầu thì các Đội thuế lập Bảng kê kèm theo tờ khai chuyển về Đội KK-KTT soát xét lại trước khi cấp mã số thuế. Đối với các tờ khai đăng ký thuế đã có mã số thuế thì Đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KK-KTT ghi bổ sung sổ danh bạ để đưa vào danh sách lập bộ thuế. Đội KK-KTT của Chi cục thuế căn cứ vào danh sách các ĐTNT được cấp mã số thuế để lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định. Sổ này được cập nhật thường xuyên khi có phát sinh các hộ kinh doanh được cấp mã số thuế và các hộ nghỉ, bỏ kinh doanh. Đội KK-KTT có trách nhiệm lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế của các ĐTNT theo từng địa bàn và Đội thuế. Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của ĐTNT, chỉ huỷ sau khi ĐTNT nghỉ kinh doanh trên 5 năm. Đội KK-KTT chuyển các Giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng bảng kê danh sách các đối tượng được cấp mã số thuế cho các Đội thuế để làm cơ sở thu thuế. Đội thuế có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc phát Giấy chứng nhận đăng ký thuế, sau đó tiến hành phát Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT. Khi phát giấy chứng nhận cho ĐTNT, cán bộ Đội thuế có trách nhiệm hướng dẫn ĐTNT các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng mã số thuế.[11]

Thông qua các thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế, cơ quan thuế tiến hành thực hiện việc quản lý thông tin về NNT. Các thông tin về người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào CSDL để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế bao gồm.

+ Tên doanh nghiệp hoặc tên Hộ kinh doanh + Loại hình doanh nghiệp

+ Họ và tên Chủ doanh nghiệp, chủ hộ + Địa chỉ, số điện thoại, số fax

+ Thời điểm bắt đầu kinh doanh

+ Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh + Mã số thuế

+ Số Tài khoản

+ Tình trạng ngưng, nghỉ kinh doanh + Tình hình biến động doanh số

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước hàng năm + Báo cáo quyết toán thuế hàng năm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.3.2. Điều tra doanh số ấn định

Qua công tác nắm bắt địa bàn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các Đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh theo phương pháp tính thuế.

Đội thuế hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế cho các hộ mới ra kinh doanh nộp thuế theo phương pháp ấn định thuế và các hộ kinh doanh sắp hết hạn ổn định thuế (kê khai dự kiến doanh số trung bình hàng tháng cho thời gian ổn định thuế tới).

Thời hạn ổn định thuế cho các hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định thuế được quy định thống nhất vào các tháng 6 và tháng 12 của năm. Các hộ kinh doanh lớn (có môn bài bậc 1, 2) sẽ ổn định thuế 6 tháng, hộ kinh doanh vừa và nhỏ sẽ ổn định thuế 1 năm. Các hộ mới phát sinh kinh doanh trong các tháng khác tháng 6 và tháng 12 thì sẽ được tính thời hạn ổn định thuế lần đầu bằng số tháng tính từ tháng bắt đầu kinh doanh đến tháng 6 hoặc tháng 12 kế cận. Các thời hạn ổn định tiếp theo sẽ là 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ theo quy mô kinh doanh.

Trước tháng 6 và tháng 12 Đội thuế chọn mẫu mỗi ngành nghề, mỗi loại hộ một số hộ điển hình để trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế, xã-thị trấn tổ chức điều tra xác định doanh số điển hình để làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh số chung của các hộ. Hàng tháng Đội thuế tổ chức điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mới ra kinh doanh. Đầu tháng 6 và đầu tháng 12, Đội KK-KTT cung cấp danh sách các hộ tháng sau sẽ hết hạn ổn định thuế để các Đội thuế tiến hành điều tra lại doanh số của các hộ này và dự kiến thời hạn ổn định thuế tiếp theo. Sau khi điều tra, Đội thuế lập danh sách dự kiến mức doanh số ấn định của từng hộ để gửi về Đội KK-KTT. Việc điều tra doanh số của các hộ có sự tham gia của đại diện Hội đồng tư vấn thuế xã- thị trấn (không để một cán bộ thuế làm để tránh tiêu cực).

Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách các hộ và mức doanh số ấn định dự kiến để thực hiện công khai và chuyển cho Hội đồng tư vấn thuế xem xét trước ngày 15 của tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đội thuế có trách nhiệm niêm yết danh sách dự kiến doanh số ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh số khi hết hạn ổn định thuế tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn thuộc địa bàn quản lý. Đồng thời tiến hành thu thập ý kiến đóng góp và thắc mắc của các hộ kinh doanh để phân tích và xem xét lại mức doanh số dự kiến ấn định của từng hộ. Nếu cần thiết có thể tiến hành điều tra lại để đảm bảo mức doanh số ấn định sát với thực tế kinh doanh.

Đội thuế tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế về danh sách và dự kiến mức doanh thu ấn định. Đồng thời có trách nhiệm giải thích cơ sở của việc điều tra xác định doanh số và giải thích các mức doanh số dự kiến của từng ngành hàng, từng hộ. Sau khi thảo luận, thống nhất mức doanh thu ấn định cho từng hộ thì đội thuế chuyển kết quả dự kiến doanh số ấn định về Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế. Những trường hợp không thống nhất được, Đội thuế tập hợp để báo cáo Lãnh đạo Chi cục thuế quyết định theo thẩm quyền.

Đội KK-KTT của Chi cục thuế có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả ấn định doanh số của các hộ, trao đổi lại với các Đội thuế hoặc phối hợp với Đội kiểm tra 1 điều tra lại doanh số của một số trường hợp để điều chỉnh một số mức doanh số dự kiến cho hợp lý hơn và cân đối giữa các địa bàn quản lý hoặc theo yêu cầu chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục. Kết quả điều chỉnh mức dự kiến doanh số này sẽ được Đội KK-KTT sử dụng để làm căn cứ tính thuế và lập sổ bộ thuế.

1.1.3.3. Xét miễn, giảm thuế đối với các hộ KDCT

Theo quy định hiện hành cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước thì được miễn thuế GTGT và thuế TNCN.

Cá nhân, các hộ cá thể kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ tính và nộp thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp, nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn toàn bộ thuế của tháng đó.[6]

Cá nhân, các hộ cá thể kinh doanh phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế có xác nhận của chính quyền địa phương, (phường, xã, thị trấn nơi kinh doanh) gửi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ quan Thuế. Đối với đơn nghỉ kinh doanh gửi trước ngày 5 hàng tháng được miễn, giảm ngay trong tháng. Đối với đơn nghỉ kinh doanh vì lý do khách quan gửi đến cơ quan thuế sau ngày 5 hàng tháng thì sẽ được xem xét để miễn, giảm thuế vào tháng sau.[6]

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sau khi thông qua Hội đồng tư vấn thuế cùng cấp ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc lý do từ chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội thuế có trách nhiệm tập hợp các đơn nghỉ và đơn đề nghị miễn, giảm thuế để chuyển danh sách đơn cho Đội kiểm tra 1 của Chi cục thuế. Đội kiểm tra 1 của Chi cục thuế phối hợp với các Đội thuế tiến hành kiểm tra các hộ có đơn nghỉ kinh doanh. Sau khi kiểm tra, Đội kiểm tra phải lập danh sách các hộ thực nghỉ kinh doanh trước ngày 10 của tháng để ra quyết định miễn, giảm. Trường hợp đối tượng nộp thuế có đơn nghỉ kinh doanh trước ngày mùng 5 nhưng thời gian nghỉ bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng, hoặc các hộ nghỉ vì các lý do đột xuất ngoài dự kiến thì Đội thuế lập danh sách thông báo cho Đội KK-KTT để tính giảm thuế, đồng thời gửi danh sách cho Đội kiểm tra để tiến hành kiểm tra sau. Các tháng trước hoặc sau Tết nguyên đán, nếu số hộ có đơn nghỉ kinh doanh quá nhiều, Đội kiểm tra không kiểm tra xong trước ngày 10 thì Đội kiểm tra phải lập danh sách các hộ đã kiểm tra và chưa kiểm tra cho Đội KK-KTT để tính giảm thuế, sau đó tiếp tục tiến hành kiểm tra sau và thông báo kết quả kiểm tra cho Đội KK-KTT. [6]

Đội kiểm tra phối hợp với các đội thuế kiểm tra xác minh thu nhập thực tế đạt được trong quá trình kinh doanh của đối tượng nộp thuế có đơn đề nghị miễn thuế. Sau đó, chuyển kết quả kiểm tra cho Đội KK-KTT. Đội KK-KTT xem xét các trường hợp đề nghị miễn thuế, kết quả kiểm tra đối chiếu với các quy định trong chính sách, chế độ về miễn thuế. Nếu thủ tục hợp lệ và đúng diện được miễn thuế thì Đội KK- KTT làm thủ tục trình lãnh đạo Chi cục thuế ra quyết định miễn, giảm. [6]

Kết quả duyệt sẽ được chuyển về Đội KK-KTT để điều chỉnh miễn, giảm thuế. Đội thuế phải quản lý biến động về hoạt động kinh doanh của các đối tượng trong thời gian miễn thuế để phát hiện kịp thời các đối tượng có thay đổi thu nhập kinh doanh tăng vượt quá mức được miễn thuế để yêu cầu đưa các đối tượng này vào diện nộp thuê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.3.4. Tính thuế và lập bộ thuế

+ Đối với các hộ còn trong thời hạn ổn định thuế: Đội KK-KTT thực hiện

chuyển sổ, giữ nguyên mức doanh số, thuế và tính tiền nợ, tiền phạt (nếu có) ngay từ đầu tháng, sau đó, thực hiện in thông báo thuế. Đội KK-KTT chịu trách nhiệm về độ chính xác về việc tính nợ, phạt nộp chậm nếu có.

+ Đối với các hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế: Đội KK-KTT căn cứ vào bảng dự kiến doanh số ấn định của từng hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế (nếu có), dựa vào bảng tỷ lệ GTGT, bảng tỷ lệ thu nhập chịu thuế và thuế suất ... để tính thuế cho từng hộ này. Đồng thời tính nợ thuế và phạt nộp chậm (nếu có) đối với các hộ hết hạn ổn định.

Đội KK-KTT và Đội kiểm tra Chi cục thuế có trách nhiệm theo dõi việc nộp thuế của các hộ KDCT, qua đó đề xuất danh sách các hộ bị phạt hành chính thuế do vi phạm các quy định trong quá trình nộp thuế. Dự thảo quyết định phạt hành chính thuế trình Lãnh đạo Chi cục thuế ký ban hành. Quyết định xử phạt được chuyển đến tổ Hành chính để sao thành 3 bản. Một bản được gửi cho đối tượng nộp thuế để thực hiện, một bản lưu tại tổ Hành chính và một bản được chuyển đến Đội KK-KTT để làm căn cứ điều chỉnh số thuế phải nộp trong kỳ lập bộ.

Đội KK-KTT lập sổ bộ thuế của các ĐTNT mới phát sinh trình Lãnh đạo Chi cục duyệt. Riêng tháng lập bộ có cả các hộ hết hạn ổn định thuế thì sổ bộ thuế phải đưa ra Hội đồng duyệt bộ của Chi cục xem xét.

Nội dung duyệt bộ gồm các việc như xem xét số hộ ghi sổ bộ thuế bao gồm hộ mới phát sinh, hộ hết hạn ổn định thuế, mức doanh số và số thuế phải nộp của từng hộ, xác định thời hạn ổn định thuế cho từng hộ, xem xét các trường hợp đề nghị miễn thuế, nghỉ kinh doanh, xem xét kết quả kiểm tra các hộ miễn thuế và nghỉ kinh doanh... Sau khi Hội đồng duyệt bộ thuế xem xét cho ý kiến, Đội KK-KTT điều chỉnh lại sổ bộ thuế và trình Lãnh đạo Chi cục duyệt.

Sau khi lãnh đạo duyệt sổ bộ thuế, các đội thuế thực hiện niêm yết công khai hoá mức thuế của các hộ này tại trụ sở UBND xã-thị trấn để các ĐTNT được biết. [11] [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.3.5. Xử lý tờ khai

Các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT phải lập và gửi tờ khai thuế GTGT chậm nhất là ngày 20 hàng tháng, lập và gửi tờ khai thuế TNCN của quý chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo. Các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh số bán ra thì lập và gửi tờ khai thuế GTGT và TNCN theo tháng. Hạn nộp tờ khai thuế GTGT chậm nhất là 20 ngày, tờ khai thuế TNCN của quý chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.

Đội thuế có trách nhiệm nhận và kiểm tra tờ khai để phát hiện các sai sót trong quá trình ĐTNT lập tờ khai đơn cử như:

+ Ghi sai trên ĐTNT.

+ Không ghi mã số thuế của ĐTNT. + Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai. + Áp thuế suất sai, tính toán sai.

+ Các chỉ tiêu bằng ngoại tệ chưa quy đổi ra tiền Việt Nam.

Trong quá trình kiểm tra Tờ khai của các ĐTNT, nếu có phát hiện lỗi Đội thuế cử cán bộ trực tiếp liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa lỗi. Sau khi kiểm tra tờ khai Đội thuế tiến hành phân loại và đóng tập tờ khai theo ngày kiểm tra. Đối với các trường hợp nghi ngờ kê khai không đúng, Đội thuế có trách nhiệm đề nghị Đội kiểm tra 1 tiến hành kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản và gửi Đội KK-KTT làm căn cứ tính thuế ấn định. Việc ấn định dựa trên cơ sở kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 48)