- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể như: Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, tình hình quản lý hộ, kết quả thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể theo các quy trình nghiệp vụ...
- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các hộ về thuế. - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp như:
+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau thẩm tra quyết toán của cơ quan thuế. + Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Yên Phong
* Giới thiệu về huyện Yên Phong
Thời điểm tỉnh Bắc Ninh được tái lập, huyện Yên Phong gồm 18 xã. Đến tháng 1/1998 thị trấn Chờ được thành lập và trở thành huyện lỵ của Yên Phong. Tháng 4/2007, sau khi chuyển 4 xã về thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong còn lại 13 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 96,86 km2
.
Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông huyện giáp với thành phố Bắc Ninh. Phía Đông Nam huyện giáp với thị xã Từ Sơn. Phía Bắc huyện là sông Cầu, Qua bên kia sông là các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên của tỉnh Bắc Giang. Phía Tây, huyện giáp với các huyện Sóc Sơn và Đông Anh của Hà Nội. Quốc lộ 18 đi qua huyện, còn được gọi là đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài, giao với quốc lộ 1 ở Võ Cường của thành phố Bắc Ninh ngay gần Yên Phong. [2]
+ Đặc điểm về dân số và lao động:Tổng dân số huyện Yên Phong tính đến 31/12/2011 là 134.096 người phân bố trên địa bàn 14 xã-thị trấn. Dân số trong độ tuổi lao động là 84.017 người chiếm tỷ lệ 62,65% trên tổng dân số.Mật độ dân số là 1.392 người/km2, nam là 66.101 chiếm tỷ lệ 49,29% trên tổng dân số, nữ là 67.995 chiếm 50,71% trên tổng dân số. Dân số thành thị là 14.500 chiếm 10,81% trên tổng dân số, khu vực nông thôn là: 119.596 chiếm 89,19%trên tổng dân số. [2]
- Đặc điểm về kinh tế xã hội:
Tổng sản phẩm GDP năm 2011 (theo giá CĐ 1994) ước đạt 1.215 tỷ đồng (đạt 100 % KH năm), tăng 19,9 % so với năm 2010. Trong đó: Khu vực nông nghiệp 230,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19 %); khu vực CN-XD 688,9 tỷ đồng (56,7 %); khu vực dịch vụ 295,3 tỷ đồng (24,3 %).
Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 78 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 3,1 % so với năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,4 triệu đồng (giá CĐ 1994), tăng 13,4 % so với năm 2010, bằng 26 triệu đồng (giá hiện hành).
Giá trị sản xuất CN-TTCN trong năm 2011 ước đạt 27.681 tỷ đồng (Kinh tế nhà nước đạt 371 tỷ đồng; kinh tế ngoài nhà nước đạt 991 tỷ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26.319 tỷ).
Triển khai Chương trình phát triển CN-TTCN huyện Yên Phong giai đoạn 2010-2015. Triển khai lập hồ sơ thu hồi đất KCN Yên Phong I mở rộng. Cụm công nghiệp Đông Thọ cơ bản xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1; đến nay thu hút hơn 30 nhà đầu tư thứ cấp đăng ký thuê đất - trong đó có 05 nhà đầu tư đăng ký xây dựng (22,34/48,78 ha = 65% diện tích). “nguồn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội năm 2012 của huyện Yên Phong’’. [14]
Trong những năm qua kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán do Tỉnh giao và do Hội Đồng Nhân Dân Huyện Quyết nghị và tốc độ năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:
+ Năm 2009 tổng thu ngân sách: 117.512triệu đồng/107.558, đạt 109,25 % DT năm.
+ Năm 2010 tổng thu ngân sách: 118.323triệu đồng/91.652, đạt 129,10 % DT năm
+ Năm 2011 tổng thu ngân sách: 118.578 triệu đồng/98.146 triệu đồng, đạt 120,82% DT năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu huyện Yên Phong
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2009 2010 2011
1. Dân số trung bình Người 126,899 129,145 134,096
2. Dân số trong độ tuổi lao động Người 78,233 80,266 84,017
3. Tổng SP Quốc nội (GDP- Giá so
sánh năm 94) Tỉ đồng 846 1,013.5 1,215
4. Thu nhập binh quân đầu người (giá
cố định năm 94) 1.000 VND 6,900 8,300 10,400
5. Tổng SL cây LT có hạt qui lúa Tấn 62,161 61,001 64,372
6. SLLT cây có hạt b/q đầu người kg/người 490.6 475.1 480.7
7. Giá trị SX Công nghiệp - TTCN
(Giá cố định năm 94) Tỷ Đồng 3,405.5 11,085.1 33,195.6
8. Vốn ĐT. XDCB (Giá thực tế ) Triệu đồng
9. Tổng thu NSNN trên địa phương Triệu đồng 175,972 217,299 244,823
10. Tổng chi ngân sách địa phương Triệu đồng 171,085 210,737 239,208
11. Khối lượng hàng hóa luân chuyển 1000 T - km 50,552 58,162 62,131
12. KL hành khách luân chuyển 1000 HK -
km 18,254 18,614 18,961
(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Yên Phong năm 2011)
3.2. Khái quát về thực trạng các hộ kdct trên địa bàn huyện
Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 96,86km2
. Tính đến 31/12/2011, toàn huyện có 7.199 hộ kinh doanh cá thể đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với số vốn đã đăng ký là 700.193 triệu đồng [10]. Các hộ kinh doanh cá thể phân bố trên địa bàn 14 xã- thị trấn, trong đó tập trung nhiều ở địa bàn Thị trấn Chờ và các xã có khu công nghiệp như xã Đông Thọ; Long Châu; Yên Trung; Đông Phong; Văn Môn…Các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện hoạt động trong mọi ngành nghề nhưng chủ yếu và chiếm số đông là các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động đáng kể, làm vệ tinh tích cực cho các nhà máy lớn hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Song do số lượng hộ kinh doanh khá lớn lại phân bố rải rác trên địa bàn huyện đã làm cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế cần có những giải pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.
Bảng 3.2. Thống kê cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD hộ cá thể
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lũy kế
31/12/2011 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1/ Tổng số hộ (hộ) 596 100 572 100 586 100 7.119 100 Chia theo ngành nghề
Nông lâm nghiệp 1 0,17 2 0,35 2 0,34 32 0,45
Công nghiệp, xây dựng 137 22,99 124 21,68 128 21,84 1.382 19,41
Thương mại, dịch vụ 398 66,78 371 64,86 385 65,70 5.055 71,01
Giao thông vận tải 32 5,37 41 7,17 39 6,66 265 3,72
Ngành khác 28 4,70 34 5,94 32 5,46 385 5,41
2. Vốn đã đăng ký
(triệu đồng) 243.013 100 56.767 100 134.840 100 700.193 100
Chia theo ngành nghề
Nông lâm nghiệp 30 0,01 344 0,61 648 0,48 2.560 0,37
Công nghiệp, xây dựng 186.182 76,61 34.453 60,69 33.634 24,94 136.818 19,54
Thương mại, dịch vụ 49.243 20,26 7.869 13,86 74.102 54,96 495.390 70,75
Giao thông vận tải 6.888 2,83 13.475 23,74 17.800 13,20 60.420 8,63
Ngành khác 670 0,28 627 1,10 8.656 6,42 5.005 0,71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua số liệu trong Bảng 3.2 cho thấy các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thương mại-dịch vụ chiếm 71,01% trên tổng số hộ đăng ký kinh doanh với số vốn kinh doanh chiếm 70,75% trên tổng số vốn đã đăng ký.
3.3. Quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT tại chi cục thuế huyện Yên Phong
3.3.1. Bộ máy quản lý thu thuế
Chi cục thuế huyện Yên Phong phân công một đồng chí Phó Chi cục trưởng trực tiếp phụ trách mảng thu thuế đối với hộ KDCT. Ngoài các Đội nghiệp vụ tại Chi cục, công tác quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT được giao trực tiếp cho 2 Đội thuế liên xã và Đội kiểm tra 1.
+ Đội thuế liên xã 1 gồm có 01 đồng chí Đội trưởng, 01 đồng chí Đội phó và 02 nhân viên, kết hợp với đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu quản lý trực tiếp số hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức kê khai và khoán thuế của địa bàn 7 xã và Thị trấn Chờ.
+ Đội thuế liên xã 2 gồm có 01 đồng chí Đội trưởng, 01 đồng chí Đội phó và 02 nhân viên, kết hợp với đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu quản lý trực tiếp số hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức kê khai và khoán thuế của địa bàn 7 xã.
+ Đội Kiểm tra 1 quản lý trực tiếp toàn bộ số hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức khấu trừ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng quát về quy trình quản lý thu thuế đối với hộ KDCT được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý thu thuế hộ KDCT 3.3.2. Quản lý cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể
Tại chi cục thuế Yên Phong, hồ sơ xin cấp mã số thuế được bộ phận một cửa tiếp nhận, sau đó chuyển đến bộ phận KK&KTT thực hiện. Bộ phận KK&KTT sau khi nhận được hồ sơ xin cấp mã số thuế có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục để cấp mã số cho người nộp thuế. Để tạo thuận lợi trong việc cấp MST cũng
Bƣớc 2
Tiếp nhận hồ sơ khai thuế Bƣớc 1 Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ và hướng dẫn thủ tực khai thuế Bƣớc 3
Kiểm tra hồ sơ khai thuế
Bƣớc 4
Nhập thông tin NNT và CSDL
Bƣớc 6
Hoạch toán và cập nhật tổng hợp báo cáo số thu
Bƣớc 7
Theo dõi, quản lý nợ và kiểm tra ĐTNT
Bƣớc 5.1
Ấn định và thông báo số thuế phải nộp của
hộ khoán
Bƣớc 8
Quyết toán thuế đối với hộ kê khai, hộ khấu trừ
Bƣớc 5.2
Tiếp nhận tờ khai thuế đối với hộ kê khai, hộ
khẩu trừ
Bƣớc 3.1
Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ
khai thuế
Bƣớc 5
Xác định và hạch toán số thuế phải nộp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như để phù hợp với yêu cầu quản lý, kể từ tháng 7/2005 Chi cục thuế Yên Phong được phép sử dụng phiên bản TINCC do Cục thuế cung cấp để phục vụ công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng kinh doanh. Việc cấp MST bằng chương trình TINCC diễn ra đơn giản và giảm thiểu công việc đối với cán bộ thuế vì hầu hết các công đoạn xử lý đều được máy tính thực hiện. Tại Chi cục, cán bộ tiếp nhận tờ khai, kiểm tra các thông tin theo quy định, sau đó nhập các thông tin liên quan đến ĐTKD vào chương trình TINCC. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập các thông tin của ĐTKD, chương trình sẽ lập tức xử lý và truyền tải thông tin về Cục thuế thông qua đường truyền nội bộ. Máy chủ tại Cục thuế tổng hợp và truyền dữ liệu ra Tổng cục thuế để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của thông tin và thực hiện cấp mã số thuế.
Hàng ngày, Cục thuế sẽ có 2 lần trả Mã số thuế chính thức theo đường truyền nội bộ về máy chủ của Chi cục. Cán bộ phụ trách cấp mã số thuế của Chi cục thực hiện các thao tác cần thiết để in thông báo cấp mã số thuế, trình lãnh đạo ký để trả kết quả cấp mã số thuế cho ĐTKD.
Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Yên Phong, tính đến 31/12/2011, Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho 4.480 trường hợp. Trong đó riêng các hộ kinh doanh cá thể là 1.895 trường hợp đã được cấp mã số thuế, trong đó năm 2009 Chi cục đã cấp mã số thuế cho 125 hộ, năm 2010 cấp 161 hộ và năm 2011 cấp 201 hộ.
Nhìn chung công tác cấp mã số thuế đã được thực hiện theo đúng quy trình của Luât quản lý thuế. Tuy nhiên, qua số liệu trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3 cho thấy đối với hộ kinh doanh cá thể thì số lượng được cấp mã số để phục vụ công tác quản lý thu thuế so với số lượng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn hạn chế. So sánh với số hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo báo cáo của Phòng Tài chính-Kế hoạch thì năm 2009 có 596 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng Chi cục thuế chỉ mới cấp mã số thuế cho 125 hộ, năm 2010 có 572 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 161 hộ được cấp mã số thuế và năm 2011 có 586 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng cũng chỉ có 201 hộ được cấp mã số để quản lý thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.3. Thống kê tình hình cấp mã số thuế ĐVT: Đơn vị nộp thuế Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lũy kế đến 31/12/2011 Tổng cộng (trƣờng hợp) 202 1866 513 4480
1- Cá nhân có thu nhập cao 8 1537 213 1910
2- Công ty cổ phần 5 9 12 52
3- Doanh nghiệp tư nhân 21 32 38 182
4- Hộ kinh doanh cá thể 125 161 201 1895
5- Hợp tác xã 3 5 3 26
6- Công ty TNHH 38 47 42 254
7- Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị 1 6 1 16
8- Tổ hợp tác 1 1
9- Đơn vụ sự nghiệp, đơn vị vũ trang 1 52 1 108
10- Khác 16 2 36
(Nguồn: Đội KT & KTT- Chi cục thuế huyện Yên Phong)
Như vậy nếu tính chung trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, trên địa bàn toàn huyện có 1.754 hộ kinh doanh cá thể phát sinh mới và đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 487 hộ được cấp mã số thuế, đạt 27,77% trên tổng số hộ ĐKKD mới phát sinh, số còn lại là 1.276 hộ chưa được cấp mã số thuế. Qua số liệu nêu trên cho thấy còn một số lượng khá lớn các hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chưa được cấp mã số thuế và điều này thể hiện sự phối hợp giữa Chi cục thuế và cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Phòng Tài chính-Kế hoạch) chưa được đồng bộ. Đây chính là kẽ hở để các hộ kinh doanh này trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời cũng là nguyên nhân phát sinh tiêu cực ngay trong đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế, nhất là cán bộ quản lý trực tiếp tại các địa bàn nơi phát sinh các hộ kinh doanh này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.3. Quản lý hộ kinh doanh cá thể và quản lý thông tin NNT
Quản lý hộ kinh doanh: Tại Chi cục thuế huyện Yên Phong, công tác quản