Quản lý kê khai thuế của hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 68 - 71)

Tại Chi cục thuế huyện Yên Phong, hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế của NNT, Đội thuế Liên xã và Đội KK&KTT thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để có sở đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế kèm theo bảng kê và hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ để làm cơ sở xác định doanh số và số thuế phải nộp. Riêng các hộ kinh doanh cá thể thực hiện nộp thuế theo hình thức thuế khoán thì các Đội thuế liên xã có trách nhiệm đôn đốc NNT nộp tờ khai một năm 2 lần, lần 1 ngày từ đầu năm, lần thứ hai vào tháng 6 hàng năm. Toàn bộ hồ sơ khai thuế được chuyển đến cho Đội KK&KTT để kiểm tra, tính toán, xác định doanh số, số thuế phải nộp để tổng hợp và nhập vào CSDL quản lý thuế.

Các hộ nộp thuế theo hình thức thuế khoán, căn cứ số thuế được Chi cụ thuế ấn định từ đầu năm, hàng tháng có trách nhiệm nộp thuế cho cán bộ Ủy nhiệm thu hoặc nộp trực tiếp tại KBNN.

Các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai và khấu trừ, căn cứ vào kết quả hoạt động của năm trước và dự kiến tình hình hoạt động của năm tiếp theo để tiến hành kê khai doanh số, chí phí và số thuế phải nộp cho cả năm, trong đó có chia ra từng tháng, quý. Hàng tháng, quý các hộ kinh doanh này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng để tạm nộp thuế theo số tự kê khai. Trong quá trình kinh doanh nếu có biến động lớn thì các hộ có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế để tiến hành điều chỉnh. Đối với các trường hợp kê khai không đầy đủ và các trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện kê khai không phù hợp thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp.

Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của các hộ KDCT chủ yếu là dựa vào vốn và sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính, việc thuê mướn người có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp vụ để làm kế toán đối với các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai hầu như là không có dẫn đến việc ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ thường không đầy đủ, nhất là việc ghi hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đó, tâm lý người dân chưa quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, do đó người bán hàng chỉ ghi hóa đơn mang tính đối phó với cơ quan thuế cả về số lượng và chủng loại hàng hóa bán ra dẫn đến việc xác định doanh số bán hàng hóa, dịch vụ để làm cơ sở tính thuế rất khó khăn và thường không phản ánh hết tình hình mua bán của các hộ. Đối với các hộ nộp thuế khoán do đặc thù hoạt động kinh doanh của họ là không sử dụng hóa đơn, không có sổ sách kế toán, bên cạnh đó xuất phát từ lợi ích cá nhân nên họ thường không khai đầy đủ doanh số nhằm trốn lậu thuế. Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế và là nguyên nhân dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từ thực trạng này đòi hỏi Chi cục thuế bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để khai thác thuế cần mạnh dạn xử lý các trường hợp sai phạm được phát hiện, đồng thời cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu và nghiêm túc tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế.

Bảng 3.5. Số lƣợng tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý

ĐVT: Lượt tờ khai)

Loại hình Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 11/10 Tổng cộng 9.289 11.848 14.932 127,55 126,03 Trong đó Hộ kinh doanh cá thể 5.767 7.399 6.911 128,30 93,40 1. Hộ khoán 1.403 1.272 1.259 90,66 98,98 2. Hộ kê khai 3.885 5.643 7.837 145,25 138,88 3. Hộ khấu trừ 479 484 515 101,04 106,40

(Nguồn: Đội KK&KTT - Chi cục thuế huyện Yên Phong)

Qua số liệu trong Bảng 3.5 cho thấy số lượng tờ khai thuế mà Chi cục đã tiếp nhận và xử lý năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của Chi cục thuế trong việc đôn đốc và xử lý tờ khai thuế. Như chúng ta đã biết Tờ khai thuế do NNT trực tiếp lập và đây là cơ sở đầu tiên để cơ quan thuế tính toán và xác định số thuế phải nộp trong kỳ. Chính vì vậy mà việc đôn đốc ĐTNT nộp đầy đủ tờ khai thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế.

Tuy nhiên qua số liệu trong Bảng 3.4 và Bảng 3.5 cho thấy số lượng Tờ khai thuế đối với các Hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán còn hạn chế so với số lượng tờ khai phải thực hiện theo quy định. Cụ thể năm 2009 Chi cục tiếp nhận và xử lý 1.403/2.816 Tờ khai (1.408 x 2 lần/năm), đạt 49,82%; năm 2010 tiếp nhận và xử lý 1.272/2.450 Tờ khai (1.225 x 2 lần/năm), đạt tỷ lệ là 51,92% và năm 2011 xử lý 1.259/2.422 Tờ khai (1.211 x 2 lần/năm), đạt tỷ lệ này là 51,98%. Về thực trạng này, qua trao đổi với cán bộ của Đội thuế liên xã được biết do có nhiều hộ phát sinh kinh doanh vào những tháng cuối năm nên chỉ thực hiện Tờ khai thuế 1 lần. Bên cạnh đó do điều kiện cán bộ Đội thuế liên xã ít (04 cán bộ/Đội) trong khi đó địa bàn quản lý rộng, số lượng hộ nhiều nên trong 6 tháng cuối năm Đội thuế thường chỉ tổ chức kê khai chọn mẫu một số hộ (khoảng từ 10-15 hộ/xã) để làm căn cứ điều chỉnh số thuế phải nộp mà không yêu cầu các hộ khoán kê khai lại đồng loạt. Điều này làm cho việc điều chỉnh doanh số và số thuế phải nộp của các hộ khoán chưa sát với thực tế và thiếu khách quan.

Bảng 3.6. Tổng hợp số thuế đã kê khai hộ cá thể

ĐVT: Triệu đồng

Loại thuế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 11/10

Thuế GTGT 7.374 9.612 13.101 130,35 136,30

Thuế TNDN 2.811 0,00

Thuế Môn bài 764 661 852 86,52 128,90

Thuế TNCN 3.139 4.093 130,39

Thuế TTDB 9 2 0 22,22

Tổng cộng 10.958 13.414 18.046 122,41 134,53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu trong Bảng 3.6 cho thấy nếu loại trừ số thuế TNDN thì số thuế kê khai năm 2011 cao hơn rất nhiều so với năm 2010 và năm 2009. Điều này cho thấy công tác quản lý nguồn thu của Chi cục ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)