3. Chính sách phát triển CN
BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TT)
I.Mục tiêu bài học
− Hs hiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. CN, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng
− Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp lược đồ để khai thác kiến thức theo câu hỏi − Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ với liên hệ thực tế để phân tích và giải thích một số
vấn đề bức xúc của vùng
II.Đồ dùng dạy học
− Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long − Một số tranh ảnh
III.Tiến trình bài mới 1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
Nêu những thế mạnh về ĐKTN và TNTN của vùng đồng bằng sông Cửu Long để phân triển kinh tế -xã hội?
3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt
− Hoạt động 1:
+ Dựa vào bản đồ kinh tế: nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long?
+ Dựa vào bảng số liệu tính tỉ lệ % về diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? Kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa?
+ Nhận xét về bình quân lương thực đầu người của vùng so với cả nước?
+ Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này?
+ Ngoài trồng cây lương thực, vùng còn phát triển những ngành nào?
− CH: những thành tựu về ngành trồng trọt ở trên đã được dựa trên những điều kiện thuận lợi gì?
− Hs: Trả lời –Gv chuẩn xác kiến thức + Nhận xét việc trồng cây ăn quả
của vùng?
+ Tại sao ở đồng bằng sông Cửu Long lại phát triển nghề nuôi vịt đàn?
+ Nêu một số khó khăn trong việc sản xuất NN ở đồng bằng sông Cửu Long?
+ Em có nhận xét gì về nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của vùng?
+ Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy
IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Nông nghiệp
− Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước
+ Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% so với cả nước
+ Bình quân lương thực đầu người cao (1066,3 kg/người ) gấp 2,5 lần trung bình của cả nước (432 kg/người năm 2002)
=>Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực
− Là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất cả nước. Ngoài ra còn phát triển cây CN, hoa màu và chăn nuôi vịt đàn
− Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản cũng là thế mạnh của vùng (chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản của cả nước). Đặc biệt là nuôi tôm, cua, cá để xuất khẩu
sản?
− Gv phân tích thêm: (dựa vào tranh ảnh) hình thức nuôi tôm, cá: cá lồng, cá bè (An Giang); vuông tôm, tôm –rừng (Cà Mau)…Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn. (phá rừng nuôi tôm, ô nhiễm, không đúng kĩ thuật, sử dụng kháng sinh,…) − CH: nghề rừng chiếm vị trí quan trọng
ntn? (rừng phòng hộ chống triều cường xâm nhập, bảo vệ đa dạng sinh học, giữ cân bằng môi trường sinh thái…) ->cần phải được bảo vệ
*Gv chuyển ý sang phần 2
− Gv yêu cầu hs nhận xét tình hình 36.2 về qui mô các trung tâm CN và cơ cấu CN?
− Hs: dựa vào bảng 36.2 nhận xét tỉ trọng các ngành CN? Nêu các ngành CN chủ yếu?
− CH: Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất? (nguyên liệu phong phú, lao động dồi dào, sản phẩm bảo quản tốt hơn; giá cả cạnh tranh hơn)
− Gv yêu cầu hs chỉ trên bản đồ các trung tâm CN và các khu CN lớn (Trà Nóc) ->nhận xét về sự phân bố các trung tâm CN?
− Gv phân tích thêm 1 số kiến thức về sản xuất CN và dự án phát triển CN ở Cà Mau: xây dựng tổ hợp CN khí – điện –đạm và đưa thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của vùng
Gv chuyển ý
− CH: Ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm những hoạt động dịch vụ nào? − Gv giải thích về tình hình hoạt động
dịch vụ: xuất khẩu nông sản đặc biệt là xuất khẩu gạo (chiếm 80%) tôm, cá… là những mặt hàng nông sản chủ lực − Hs: thảo luận về ý nghĩa vai trò của
− Nghề rừng giữ vị trí quan trọng đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau
2.Công nghiệp
− Chiếm tỉ trọng thấp (20%) trong cơ cấu GDP của vùng năm 2002
− Các ngành chủ yếu
+ Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành quan trọng nhất (chiếm 65% cơ cấu CN của vùng)
+ Ngoài ra còn có các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất…đang được phát triển − Các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở
các thành phố, thị xã
3.Dịch vụ
− Xuất nhập khẩu: nổi bật là xuất khẩu nông sản (gạo, tôm, cá đông lạnh, hoa quả…)
− GTVT đường thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống
vận tải đường thủy trong sản xuất và đời sống của người dân? (vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, thương mại, nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa –xã hội…)
− CH: kể tên các loại hình du lịch của vùng? (du lịch sinh thái, lễ hội –bà chúa sứ, ooc om boc, đua ghe ngo – Sóc Trăng)
− Hs: chỉ trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng? Nhận xét?
− Du lịch: đang khởi sắc gồm du lịch sinh thái (du lịch sông nước, miệt
vườn, chàm chim…) các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội
V.Các trung tâm kinh tế
Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau. Trong đó Tp Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng
4.Củng cố
Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà Tp Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng? (vị trí: nằm trên đường quốc lộ 1A từ TpHCM ->Cầu Mỹ Thuận và cầu sông Hậu đang thi công; là Tp công nghiệp, dịch vụ quan trọng (khu CN Trà Nóc); trường ĐH là trung tâm nghiên cứu khoa học –đào tạo; cảng lớn (sông –biển quốc tế), Tp trực thuộc trung ương
5.Dặn dò
Học và làm BT Sgk
6. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: