3. Chính sách phát triển CN
BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (TT)
I.Mục tiêu bài học
− Hs hiểu và so sánh với các vùng kinh tế trong nước Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn song đang đứng trước triển vọng lớn
− Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ
− Vận dụng tốt sự kết hợp kênh hình, kênh chữ để trả lời câu hỏi dẫn dắt − Đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ
− Rèn kĩ năng sưu tầm tư liệu
II.Đồ dùng dạy học
− Một số hình ảnh về Tp Huế, Kim Liên: Quê hương của Bác Hồ
III.Tiến trình bài mới 1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
Đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khón khăn gì cho phát triển kinh tế -xã hội của vùng?
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Đặc điểm phát triển kinh tế của vùng
Bước 1:
− Gv yêu cầu hs quan sát h.24.1 và nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở Bắc Trung Bộ?
− CH:
+ Nêu một số khó khăn trong sản xuất NN của vùng? (Dựa vào các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội)
+ Nhận xét về tình hình sản xuất NN ở Bắc Trung Bộ?
− CH: Tình hình sản xuất NN hiện nay có những bước tiến gì?
Bước 2: hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức và đặt thêm câu hỏi
− Hs: xác định các vùng nông –lâm kết hợp; các vùng nông –ngư kết hợp? − CH: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở
Bắc Trung Bộ? (phòng chống lũ quét, hạn hán. Hạn chế việc cát lấn, cát bay. Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam, bão, lũ. Bảo vệ môi trường sinh thái)
− Gv mở rộng: Nhà nước ta đang triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng trên phạm vi toàn quốc. Riêng đối với Bắc Trung Bộ, chương trình trồng rừng kết hợp với phát triển hệ thống thủy lợi được coi là chương trình trọng điểm − Gv chuyển ý sang phần 2
IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Nông nghiệp
− Sản xuất NN còn gặp nhiều khó khăn -> năng suất và bình quân lương thực đầu người thấp (333,7 kg/người năm 2002)
− Hiện nay đang có nhiều triển vọng lớn + Đẩy mạnh thâm canh tăng năng
suất (lúa và cây CN ngắn ngày), chủ yếu ở các đồng bằng Thanh –Nghệ -Tĩnh
+ Trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn,… chủ yếu ở miền núi và đồi gò + Phát triển mạnh nghề nuôi trồng,
đánh bắt thủy sản
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi, phát triển các mô hình nông –lâm kết hợp và bảo vệ môi trường
Bước 1:
− Gv yêu cầu hs đọc biểu đồ h.24.2 -> nhận xét: sự gia tăng giá trị sản xuất CN ở Bắc Trung Bộ?
− Hs dựa vào lược đồ h.24.3 cho biết: Những ngành nào được gọi là thế mạnh của vùng ?
− CH: Dựa vào lược đồ. Hãy xác định các ngành có qui mô vừa và nhỏ? Sự phân bố các ngành đó?
Bước 2: hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức
− Gv chuyển ý sang phần 3 Bước 1:
− Gv yêu cầu hs chỉ trên lược đồ (bản đồ) các tuyến đường: sắt, bộ (7, 8, 9, quốc lộ 1A), các cảng biển -> nêu ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh? (Đưa dân từ miền xuôi -> miền núi dọc trên đường; tăng cường hệ thống giao thông B –N; phát triển tiềm năng kinh tế vùng đồi núi phía Tây và Bắc Trung Bộ; nâng cao dân trí, kinh tế -xã hội vùng núi)
Bước 2: hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức − Gv nói thêm
+ Cố đô Huế: được UNESCO công nhận là di sản VH thế giới + Vườn quốc gia: “ Phong Nha –
Kẻ Bàng và Bạch Mã” -> là di sản thiên nhiên thế giới
− CH: Hs xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ. Các ngành CN chủ yếu của các Tp này?
2.Công nghiệp
− Tuy phát triển chưa tương xứng với tiềm năng về tự nhiên và kinh tế của vùng, song đã có những bước tiến đáng kể. (giá trị sản xuất CN tăng 2,7 lần vào năm 2002 so với năm 1995) − Các ngành CN quan trọng:
+ Khai khoáng (thiếc, crôm, titan, đá vôi,…)
+ Sản xuất vật liệu xây dựng − Ngoài ra: còn có các ngành chế biến
gỗ, cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm… cũng đang được phát triển ở nhiều địa phương
3.Dịch vụ
− Du lịch vận tải gồm: đường sắt, đường biển, đường bộ,…
− Du lịch: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
+ Văn hóa lịch sử: cố đô Huế, làng Kim Liên, Ngã 3 Đồng Lộc…) + Di sản thiên nhiên: Phong Nha –
Kẻ Bàng, Bạch Mã…)
+ Nghỉ mát: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,…)
V.Các trung tâm kinh tế
Các trung tâm kinh tế quan trọng là: Thanh Hóa, Vinh, Huế,…Mỗi thành phố có một thế mạnh nhất định
4.Củng cố
Trả lời các câu hỏi trong Sgk
Học bài và chuẩn bị bài mới
6. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: