BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 58 - 61)

3. Chính sách phát triển CN

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I.Mục tiêu bài học: Hs cần

− Nắm được các đặc điểm cơ bản của vùng đồng bằng Sông Hồng. Giải thích được một số đặc điểm của vùng như đông dân, thâm canh NN, cơ sở hạ tầng, kinh tế -xã hội phát triển,…

− Đọc được lược đồ, kết hợp với kênh chữ để giải thích một số ưu thế, một số nhược điểm của vùng đông dân và một số giải pháp để phát triển bền vững

II.Đồ dùng dạy học

− Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng Sông Hồng − Máy tính bỏ túi

III.Tiến trình thực hiện 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Cá nhân Bước 1:

− Gv yêu cầu hs nêu tên các tỉnh, Tp, diện tích, dân số của vùng? So sánh với các vùng khác và cả nước? (Theo bảng số liệu)

I.Giới hạn lãnh thổ, vị trí địa lí

− Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, với dải đất rìa của trung du và vịnh Bắc Bộ ở phía Đông

− Tiếp giáp :trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc trung Bộ và Biển Đông

Bước 2: Hs lên bảng xác định − Ranh giới của vùng

− Các bộ phận của vùng gồm?

− Xác định vị trí tiếp giáp của vùng? − Ý nghĩa của vị trí địa lí?

Bước 3: hs trả lời, gv chuẩn kiến thức − Gv chuyển ý sang phần II

*Hoạt động 2: Nhóm chia làm 6 nhóm

Bước 1: gv chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo các nội dung như sau:

− Nhóm 1: kể tên các loại đất? Loại nào là chủ yếu ? có những thuận lợi và khó khăn gì?

− Nhóm 2: khí hậu có đặc điểm gì? Có thuận lợi và khó khăn gì?

− Nhóm 3:Đặc điểm của sông ngòi? Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển Nông nghiệp và đời sống dân cư? (Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía Vịnh Bắc Bộ, thủy lợi, giao thông, nghề cá…)

− Nhóm 4: Kể tên các loại khoáng sản? Sự phân bố? Giá trị kinh tế? Liên hệ tỉnh Bình Dương?

− Nhóm 5: Nhận xét về tài nguyên du lịch, tài nguyên biển?

− Nhóm 6: Vai trò của hệ thống đê điều? Bước 2:

− Đại diện nhóm trả lời, hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung

− Gv chuẩn xác kiến thức và phân tích thêm

+ Khái niệm về thâm canh tăng vụ?

+ Chế độ nước chảy Sông Hồng và đặc điểm địa hình đồng bằng có nơi đất lụt lầy -> 2 khu vực đất ngoài đê và trong đê

+ Du lịch: Kinh thành Thăng Long, Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, rừng Cúc Phương,

− Ý nghĩa:

+ Thuận lợi trong giao lưu trực tiếp với các vùng trong nước + Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh

tế, chính trị, văn hóa, khoa học- công nghệ

II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiê − Đất đai: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ

-> thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, đặc biệt là cây lúa

− Khí hậu: Nhiệt đới, ẩm, có mùa đông lạnh -> thuận lợi cho phát triển cây vụ đông

− Sông ngòi: do đặc điểm của thủy chế sông Hồng nên có hệ thống đê điều ven sông, ven biển khá vững chắc

− Khoáng sản: Một số có giá trị mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên − Tài nguyên biển và du lịch: phong phú

và đa dạng *Khó khăn

− Thời tiết không ổn định (bão, lụt, rét, …) -> sâu bệnh

− Bình quân đất NN rất thấp (0,05 ha/người)

đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ…

+ Vai trò của hệ thống đê điều (ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ tài sản, mùa màng, tưới, tiêu…) -> nét độc đáo của VH sông Hồng + Bình quân đất NN của cả nước:

0,12 ha/người

− Gv chuyển ý sang phần III *Hoạt động 3: Cả lớp

− Gv yêu cầu hs tính mật độ dân số TB của vùng -> so sánh với cả nước? -> rút ra nhận xét gì?

− CH:

+ Nhận xét về các chỉ tiêu dân cư –xã hội của vùng?

+ Những thuận lợi và khó khăn về dân cư xã hội của vùng?

+ Theo em: vùng cần phải cần những biện pháp gì để giải quyết những khó khăn về ĐKTN và dân cư –xã hội?

− Thâm canh tăng vụ

− Phát triển cây hoa màu vụ đông − Phân bố dân cư hợp lí

− Phát triển ngành nghề thủ công − Xây dựng và bảo vệ đê điều − Sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm

− Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CN hóa, hiện đại hóa,…

Bước 2: Gv chuẩn xác kiến thức

III.Đặc điểm dân cư –xã hội

− Mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2)

− Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp (1,1% năm 2002)

− Trình độ VH, GD, y tế, KHKT khá cao − Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối

hoàn thiện

− Có quá trình đô thị hóa lâu đời *Khó khăn

− Dân số đông

− Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm *Giải pháp chính:

− Thâm canh tăng vụ

− Phát triển cây hoa màu vụ đông − Phân bố dân cư hợp lí

− Phát triển ngành nghề thủ công − Xây dựng và bảo vệ đê điều − Sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm

− Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CN hóa, hiện đại hóa,…

4.Củng cố

Trả lời câu hỏi trong Sgk

Sử dụng bản đồ xác định vị trí đặc điểm của vùng

5.Dặn dò

Học bài và làm BT sgk

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w