BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT)

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 61 - 64)

3. Chính sách phát triển CN

BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT)

I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Hs cần

− Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng: trong cơ cấu GDP, NN vẫn còn chiếm tỉ trọng cao nhưng CN và dịch vụ đang chuyển biến tích cực

− Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của đồng bằng sông Hồng

2.Kĩ năng

Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng

II.Đồ dùng dạy học

− Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng

− Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng

III.Tiến trình dạy 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ

Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng?

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Cá nhân Bước 1:

− Gv yêu cầu hs quan sát h.21.1 để thấy được sự thay đổi tỉ trọng CN trong GDP của vùng và nhận xét? − CH: + Xác định sự phân bố các ngành CN trọng điểm trên h.21.2 + Nêu một số sản phẩm CN quan trọng?

+ Những khó khăn trong việc sản xuất CN của vùng?

− Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức − Gv chuyển ý sang phần 2 Bước 2:

− Gv gọi hs lên đọc phần đầu của mục 2 − CH:

+ Dựa vào bảng 21.1. Hãy so sánh: Năng suất lúa giữa 2 đồng bằng: Sông Hồng và Sông Cửu Long với cả nước ->đưa ra nhận xét? + Phân tích đặc điểm, vai trò của

cây vụ đông? Lợi ích của việc đưa vụ đông lên vụ sản xuất chính?

+ Tại sao nghề chăn nuôi lợn khá phát triển ở đồng bằng Sông Hồng

+ Ngoài ra vùng còn phát triển những ngành nào trong NN? + Nêu những khó khăn trong sản

xuất NN của vùng? Hướng giải quyết một số khó khăn đó? − Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức và nói

thêm về tình hình sản xuất rau vụ đông ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Thời gian từ tháng 10-> tháng 4: thời tiết lạnh, lượng mưa nhỏ, thích hợp cho cây ôn đới và cận nhiệt phát triển. Có thể trồng xen canh, luân canh, tăng vụ)

IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Công nghiệp

− CN được hình thành sớm và đang phát triển mạnh (chiếm 21% trong tỉ trọng CN của cả nước năm 2002)

− Các ngành CN trọng điểm gồm: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và cơ khí

− Các sản phẩm CN quan trọng như: máy công cụ, động cơ điện, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng,…

2.Nông nghiệp

− Năng suất lúa cao nhất cả nước (56,4 tạ/ha), do thâm canh, tăng vụ

− Diện tích và tổng sản lượng thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long

− Vụ đông đang là vụ sản xuất chính -> đạt hiệu quả kinh tế cao

− Chăn nuôi: phát triển mạnh đàn lợn (chiếm 27,2% so với cả nước năm 2002). Ngoài ra còn có chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản

− CH: Tại sao sản xuất NN ở đồng bằng Sông Hồng chủ yếu là thâm canh? *Khó khăn

− Diện tích canh tác bị thu hẹp

− Sự thất thường của thời tiết, khí hậu − Sự dư thừa lao động

− Môi trường bị ô nhiễm do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu chưa đúng cách, chưa đúng liều lượng,…

− Gv chuyển ý sang phần 3 Bước 3: Gv đặt câu hỏi cho hs trả lời

− Vùng có những loại hình dịch vụ nào nổi bật? Phân tích mỗi loại hình đó? Cho ví dụ?

− Gv giải thích: “Chuyển giao công nghệ” -> (đưa một số ngành CN ra nước ngoài với hình thức: hợp tác sản xuất, bán xí nghiệp, trang thiết bị, đào tạo lao động kĩ thuật)

*Gv chuyển ý sang phần V − Gv yêu cầu

+ Hs xác định các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh)

+ Đọc tên các tỉnh, thành phố trong địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

+ Nêu ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm đối với 2 vùng kinh tế: Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng ntn?

3.Dịch vụ

− Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ − Giao thông vận tải

− Du lịch

− Bưu chính viễn thông, thông tin,

chuyển giao công nghệ, tài chính, ngân hàng,…

V.Các trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

− Các trung tâm kinh tế lớn và quan trọng nhất là: Hà Nội, Hải Phòng − Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm:

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

=>Có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng

4.Củng cố

1.Chỉ trên bản đồ CN các ngành CN của vùng đồng bằng sông Hồng ->nhận xét? 2.Tình hình phát triển ngành NN và dịch vụ của vùng?

5.Dặn dò

Học và làm BT sgk

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w