BÀI 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 72 - 75)

3. Chính sách phát triển CN

BÀI 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I.Mục tiêu bài học

− Hs cần khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đất nước

− Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng duyên hải miền Trung

II.Đồ dùng dạy học

− Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ − Tranh ảnh về vùng duyên hải Nam Trung Bộ

III.Tiến trình bài mới 1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ

Phân tích những ngành kinh tế là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?

3.Bài mới

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

− Gv yêu cầu hs đọc kĩ phần mở đầu; đọc tên các tỉnh thành, diện tích, dân số của vùng

*Hoạt động 1: cá nhân

Bước 1: gv gọi hs lên bảng xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng, (dựa vào bản đồ tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ)

− CH:

+ Nêu đặc điểm lãnh thổ của vùng?

+ Ý nghĩa của vị trí địa lí có tầm quan trọng về những mặt nào? − Hs thảo luận: 2 nhóm

+ Nhóm 1: về quốc phòng + Nhóm 2: về kinh tế

− Gv phân tích thêm về vùng biển chủ quyền của nước ta, vấn đề an ninh quốc phòng trên biển, đảo

− Gv chuyển ý sang phần II *Hoạt động 2: nhóm

− Gv yêu cầu hs thảo luận theo nội dung các câu hỏi sau:

+ Đặc điểm địa hình của vùng? + Đất đai gồm mấy loại? Giá trị

kinh tế?

+ Vùng biển, đảo có giá trị và ý nghĩa ntn?

+ Đặc điểm tài nguyên rừng?

− Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

− Diện tích: 44 254 km2

− Dân số: 8,4 triệu người năm 2002 I.Giới hạn lãnh thổ, vị trí địa lí

− Vùng có hình thể hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

− Phía Đông có các đảo: Lí Sơn, Phú Quí) và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

− Vị trí tiếp giáp − Ý nghĩa

+ Là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên

+ Có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước

II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.Địa hình − Gồm:

+ Núi, đồi gò ở phía Tây + Đồng bằng nhỏ hẹp ở phía

Đông, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển

− Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vùng vịnh 2.Tài nguyên

+ Kể tên một số loại khoáng sản? + Đặc điểm tài nguyên du lịch + Nêu những khó khăn của vùng? − Hs: đại diện các nhóm trả lời

− Gv chuẩn kiến thức và phân tích thêm: ngoài những tài nguyên trên có giá trị và ý nghĩa về mặt kinh tế và quốc phòng

->Vấn đề bảo về và phát triển rừng còn có tầm quan trọng đặc biệt là: cải tạo đất, chống hoang mạc hóa ->phát triển rừng phòng hộ chắn gió, cát bay,…cải thiện khí hậu các vùng ven biển cực Nam Trung Bộ

− CH: Phân tích những khó khăn của vùng? (Khí hậu: do ảnh hưởng của địa hình –dãy trường sơn Nam và gió mùa mùa Đông ->mùa khô kéo dài, bão lũ về mùa mưa,…

− Gv chuyển ý sang phần III *Hoạt động 3: cả lớp

Bước 1:

− Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời

+ Nêu sự khác biệt về sự phân bố dân cư ở vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng ven biển? Các hoạt động kinh tế chính?

+ Nhận xét về các chỉ tiêu phát triển dân cư –xã hội của Nam Trung Bộ so với cả nước? − Gv mở rộng: vùng đang phát triển

mạnh về các dự án: nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai… và tiềm năng lớn về du lịch biển

Bước 2: hs trả lời Gv chuẩn xác kiến thức và đặt thêm câu hỏi

− Tại sao tỉ lệ dân thành thị ở Nam Trung Bộ tương đối cao

− Kể tên các di tích lịch sử -văn hóa danh lam thắng cảnh, bãi tắm nổi tiếng của vùng?

− Vùng biển rộng, nhiều đảo ->thuận lợi cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và khai thác tổ chim yến

− Đất NN: thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây CN ngắn ngày

− Rừng: với nhiều loại gỗ và đặc sản (quế, trầm hương, sâm qui, kì nam và động vật quí hiếm)

− Khoáng sản: chủ yếu là cát thủy tinh, titan, vàng,…

− Du lịch: có nhiều di tích văn hóa –lịch sử, danh lam thắng cảnh, bãi tắm nổi tiếng

*Khó khăn − Đất NN ít

− Khí hậu: mùa khô kéo dài, bão lũ về mùa mưa

− Hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển III.Đặc điểm dân cư –xã hội

1.Dân cư

− Mật độ dân số: 190 người/km2 (2002) − Sự phân bố

+ Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng đồi núi gò phía Tây (Cơ tu, Ragiai, Ba Na, Ê đê…) + Người kinh và người chăm sống

ở đồng bằng 2.Xã hội

− Tỉ lệ hộ nghèo cao

− Thu nhập bình quân đầu người còn thấp

− Tỉ lệ dân thành thị tương đối cao − Người dân cần cù, giàu kinh nghiệm

4.Đánh giá

1.Sự phân bố dân cư của vùng có đặc điểm gì?

2.Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở miền núi phía Tây?

3.Phân tích một số khó khăn của vùng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -xã hội?

5.Dặn dò

Học bài và chuẩn bị bài mới

6. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu dia li lop 9 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w