3. Chính sách phát triển CN
BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (TT)
I.Mục tiêu bài học
− Hs cần hiểu biết về vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về kinh tế biển − Thông qua việc nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, hs nhận thức được sự chuyển biến mạnh
− Hs thấy được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của duyên hải Nam Trung Bộ
− Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề quan tâm trong điều kiện cụ thể của duyên hải Nam Trung Bộ
− Đọc, xử lí số liệu, phân tích quan hệ không gian: đất liền –biển và đảo, duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên
II.Đồ dùng dạy học
− Lược đồ kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ − Một số tranh ảnh của vùng
III.Tiến trình bài mới 1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì?
3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt
− Gv gợi ý để hs dựa vào bảng 26.1-> phân tích, nhận định và giải thích − CH:
+ Nhận xét về tình hình phát triển đàn gia súc, thủy sản của Nam Trung Bộ?
+ Vì sao chăn nuôi bò, khai thác nuôi trồng thủy sản lại là thế mạnh của vùng?
− Gv: Phân tích thêm về tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm, cây CN lâu năm, cây CN hàng năm và cây ăn quả…
− CH:
+ Nêu những khó khăn về sản xuất NN của vùng?
+ Vì sao nghề muối lại phát triển mạnh ở đây? Chỉ trên bản đồ các địa phương sản xuất nhiều muối Gv chuyển ý sang phần 2
− Gv yêu cầu hs quan sát lược đồ, bảng thống kê và dựa vào bảng 26.2 để nhận xét tình hình sản xuất CN?
− CH:
+ Cơ cấu ngành CN đang có sự hình thành và thay đổi cơ cấu ntn? Bao
IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Nông nghiệp
− Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng bao gồm:
+ Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản, làm muối + Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
là: mực, tôm, cá đông lạnh − Chăn nuôi bò với số lượng lớn, chủ
yếu ở đồi núi
− Sản xuất lương thực, cây CN, cây ăn quả… cũng đang được phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn
2.Công nghiệp
− Giá trị sản xuất CN còn nhỏ so với cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao (gấp 2,6 lần từ năm 1995 ->2002 so với cả nước là 2,5 lần)
− Cơ cấu ngành CN khá đa dạng gồm: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến
gồm những ngành nào?
+ Các trung tâm CN lớn của vùng tập trung ở đâu? Chỉ trên lược đồ các trung tâm CN?
− Hs: trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức − Gv phân tích thêm về tình hình phát
triển CN hiện nay của vùng với nhiều dự án đang xây dựng?
− Gv chuyển ý sang phần 3 − CH:
+ Các hoạt động dịch vụ nào của vùng đang được phát triển mạnh? + Chỉ trên bản đồ các cảng biển? ->
vai trò của nó và các đầu mối giao thông cả đường biển lẫn đường bộ + Kể tên một số tài nguyên du lịch
của vùng? Tại sao nói “Du lịch” cũng là thế mạnh của vùng Nam Trung Bộ?
− Hs: trả lời, gv chuẩn kiến thức *Gv chuyển ý sang phần V
− Gv hướng dẫn hs phân tích các trung tâm kinh tế? Nêu vai trò của các trung tâm này?
− Hs: Đọc tên các tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung? − CH: Vai trò, ý nghĩa của vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung?
lâm sản; sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản…
− Hiện nay nhiều khu CN đang được xây dựng (Liên Chiểu, Chu Lai, Dung Quất…)
3.Dịch vụ
− Giao thông vận tải gồm: vận tải biển với các cảng quan trọng (Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang…) và đường bộ
− Du lịch cũng là thế mạnh của vùng với nhiều bãi biển đẹp (Non Nước, Nha Trang, Mũi Né…) cùng 2 quần thể di sản văn hóa (phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn)
V.Các trung tâm kinh tế
− Các trung tâm kinh tế quan trọng là các thành phố biển: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang,…
− Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định => có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế liên vùng
4.Củng cố
Trả lời các câu hỏi Sgk
5.Dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài thực hành
6. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: