LACTOVET
Theo định nghĩa của FAO và WHO (2002) [46] chế phẩm Probiotic là các vi khuẩn (kể cả nấm men) sống, khi đƣa vào cơ thể với một lƣợng thích hợp sẽ có tác dụng có lợi đối với cơ thể vật chủ.
Theo Fuller (1982) [48] các loài vi khuẩn dùng làm probiotic cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau; i) vi khuẩn phải đƣợc chế tạo theo cách còn sống với một quy mô lớn; ii) bảo tồn đặc tính sống và ổn định trong quá trình sử dụng và bảo quản; iii) có khả năng sống sót trong đƣờng tiêu hóa; iv) cơ thể vật chủ phải thu đƣợc các lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ các probiotic (cải thiện hệ vi sinh vật đƣờng ruột); v) hoàn toàn an toàn cho vật chủ.
Các chế phẩm probiotic thƣờng dùng trong chăn nuôi gồm 3 nhóm chính: vi khuẩn sinh acid lactic, nha bào của họ Bacillus và nấm men (Fuller, 1989) [49]. Probiotic đƣợc chế tạo theo rất nhiều cách nhƣ ở dạng thức ăn viên, thức ăn lên men, dạng viên nang, dạng nhão, dạng bột hoặc dạng các viên nhỏ. Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh đƣợc các vi khuẩn đã vô hoạt cũng có các tác động probiotic, đặc biệt là đặc tính miễn dịch, do vậy chúng nên đƣợc phân loại vào nhóm probiotic ở dạng “mở rộng “.
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Black, Swedish (Sweden)
Mặc dù việc bám dính vào các tế bào niêm mạc ruột và màng nhầy không phải là một đặc tính chung của các loại probiotic, nhƣng khả năng này đƣợc coi nhƣ là một đặc tính quan trọng về tác dụng có lợi của probiotic. Các nhà khoa học cho rằng các vi khuẩn probiotic mà có khả năng bám vào niêm mạc bề mặt của ruột có khả năng ngăn trở rất mạnh đối với sự bám dính của các vi khuẩn gây bệnh (Fuller, 1991) [50]. Ngoài ra, đặc tính bám dính của các vi khuẩn probiotic là còn có liên quan tới đặc tính miễn dịch của chúng.
Tannock (1995) [68] cho biết các loài vi khuẩn đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm probiotic là vi khuẩn sinh acid lactic (Lactic acid bacteria - LAB) (gồm Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus (Enterococcus)) trong chăn nuôi lợn và gia cầm do chúng chiếm đại đa số trong đƣờng tiêu hóa.