Phương thức chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 62 - 64)

Chăn nuôi lợn Hung tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) hiện tại vẫn tồn tại 3 phương thức chăn nuôi lợn nói chung và lợn Hung nói riêng, đó là nuôi bán thả rông, nuôi nhốt và nuôi thả rông tự nhiên. Trước đây do đất rộng, dân số ít, hình thức canh tác cây trồng đơn giản, người dân chăn nuôi lợn chủ yếu theo phương thức quảng canh (chăn thả tự nhiên, thức ăn tận dụng), những năm gần đây phương thức này dần bị thu hẹp vì lợn thả rông phá hoại hoa màu và khó kiểm soát dịch bệnh nên thay vào đó là phương thức bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phƣơng thức nuôi lợn Hung (n = 610 hộ)

Danh mục Số hộ (hộ) Tỷ lệ ( %)

Nuôi bán thả rông 361 59,18

Nuôi nhốt 243 39,84

Nuôi thả rông tự nhiên 06 0,98

Tổng số 610 100

Kết quả bảng trên cho thấy với kết quả điều tra 610 về Phương thức nuôi lợn Hung, thì nuôi bán thả rông cao nhất với 361 hộ chiếm tỷ lệ 59,18 %, tiếp theo là phương thức nuôi nhốt 243 hộ chiếm tỷ lệ 39,84 % và cuối cùng là phương thức chăn nuôi thả rông tự nhiện 0,6 hộ chiếm 0,98 %.

* Phương thức nuôi thả rông tự nhiên:

Phương thức nuôi thả rông tự nhiên thường gặp ở những hộ sống gần núi, có diện tích vườn rừng rộng, chuồng trại được làm đơn sơ, thậm chí có hộ cho lợn sống trong các hang đá, thức ăn ít được quan tâm, lợn tự kiếm ăn ngoài môi trường, chỉ đến giờ mới về ăn, có những đàn thỉnh thoảng mới về nhà. Phương thức nuôi này lợn có khả năng chịu đựng kham khổ cao, chống chịu bệnh tật tốt, nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp, xu thế phương thức này sẽ sớm bị xóa bỏ, hiện tại chỉ có 06 hộ nuôi theo phương thức này chiếm 0,98 % tổng số 610 hộ được điều tra.

* Phương thức nuôi bán thả rông:

Phương thức nuôi bán thả rông thường gặp, lợn được quây lại bằng những hàng rào bằng tre, nứa, gỗ hoặc xếp đá cao, những quây này có diện tích khá rộng để lợn vận động, có hộ lợi dụng các thung lũng hai bên vách đá để nuôi lợn, lợn được chăm sóc tốt hơn, chuồng trại làm có mái che bằng tranh tre nứa lá hoặc tấm lợp, lợn vẫn có khả năng kiếm ăn ngoài môi trường do không thường xuyên đóng cửa chuồng, tuy nhiên chúng được cho ăn theo giờ, lợn được quản lý tốt hơn, lợn sinh trưởng khá tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ chăn nuôi theo phương thức này chiếm 59,18 %.

* Phương thức nuôi nhốt:

Qua điều tra chúng tôi thấy phương thức này thường gặp ở những hộ gia đình có điều kiện kinh tế và nhân lực, lợn được nuôi nhốt hoàn toàn, điều kiện chăm sóc tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ, lợn sinh trưởng nhanh, tuy vậy người tiêu dùng lại không ưa chuộng lợn được nuôi theo phương thức này vì thịt nhiều mỡ, thịt không săn chắc, phương thức này chiếm 39,84 % số hộ chăn nuôi tại địa bàn mà chúng tôi điều tra.

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 62 - 64)