Đánh giá chung

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 37 - 39)

Kể từ những năm 1960 tới nay tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn nước đã thu đã trải qua những bước thăng trầm nhưng cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống.

* Về giống lợn nội: Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn, hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội. Trên cơ sở các điều tra cơ bản Bộ Nông nghiệp đã ban hành Tiêu chuẩn bình tuyển, giám định giống lợn nội để đưa vào áp dụng trong sản xuất.

Trước năm 1964, Bộ Nông Nghiệp đã tổ chức điều tra cơ bản các giống lợn miền Bắc, đã xếp 3 giống lợn Ỉ, Móng Cái và Mường Khương là 3 giống chủ lực để làm nái nền lai kinh tế với lợn ngoại. Cũng trong năm này nhiều trại lợn giống cấp Nhà nước và các cấp địa phương tỉnh, huyện nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đã hình thành để nuôi giữ giống gốc và cung cấp lợn con giống cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Bên cạnh việc xây dựng các trại nuôi giũ các giống lợn nội chủ lực, ở nhiều tỉnh miền Bắc đã hình thành các trại giống lưu giữ và nhân thuần các giống địa phương khác. Ngay từ năm 1964, Ty Nông nghiệp Lào Cai đã cho thành lập trại giống lợn Bát Xát để nhân giống lợn Mường Khương và tới năm 1997, Sở NN&PT Nông thôn tỉnh đã điều tra nghiên cứu lại và quy hoạch vùng giống lợn này, phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả thàng, La pán Tẩn.

Từ năm 1999, Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường Khương và Nấm Lư huyện Mương Khương. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước những năm chiến tranh, rất nhiều giống lợn bản địa chưa được điều tra, đánh giá đúng mức để bảo tồn khai thác

Về giống lợn ngoại: Chúng ta đã nhập một số giống lợn ngoại từ Liên Xô (cũ), Cu Ba, Cộng hòa dân chủ Đức... để lai kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu số lượng thịt. Từ năm 1982 đến nay nhiều cơ sở giống phía Nam và phía Bắc đã nhập giống Yorkshire từ Nhật, Mỹ, Anh, Canada nhằm cải tạo đàn lợn nội trong nước cũng như làm tươi máu giống lợn Đại Bạch hiện có. Đã có nhiều công trình nghiên cứu lai kinh tế giữa các giống lợn như: Ỉ x Móng Cái, Đại Bạch x Móng Cái, Đại Bạch x Ỉ...

Trước sức ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý đúng mức tới việc khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay theo báo cáo của chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi Việt Nam (Allat gia súc, gia cầm Việt Nam, 1994) [1], có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng là dòng Ỉ mỡ Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng xã Sơn Vi huyện Lâm Thao -Phú Thọ. Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, giống lợn Cỏ Nghệ An.

Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, từ năm 1989 Bộ khoa học và công nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức có liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi bản địa.

Theo Lê Viết Ly, (1999) [33] cho biết: hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen đã phát hiện được. cũng như đề xuất đưa vào danh mục giống lợn quý của quốc gia, cấm xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhiều kết quả nghiên cứu về giống lợn Việt Nam đã được triển khai và đăng tải thông tin trên các tạp chí.

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 37 - 39)