Sinh trưởng tích lũy là sự tích lũy khối lượng lợn hơi theo thời gian nuôi. Đây là chỉ tiêu sinh trưởng có ý nghĩa nhất, nó không chỉ thể hiện tiềm năng di truyền về sự sinh trưởng mà còn phản ánh tác động nuôi dưỡng chăm sóc của con người cũng như mức độ dinh dưỡng mà lợn nhận dược hàng ngày. Sinh trưởng tích lũy của lợn được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 3.7. Khối lƣợng lợn Hung qua các tháng tuổi ( kg) Tháng
tuổi
Lợn đực (n = 30 con) Lợn cái (n = 30 con)
X m X Cv % X mX Cv % 2 5,87 ± 0,10 9,22 5,57 ± 0,09 8,53 3 8,89 + 0,16 10,05 8,41 + 0,17 11,1 4 13,76 ± 0,16 6,31 12,97 ± 0,22 9,13 5 19,37 ± 0,17 4,75 18,29+0,21 6,35 6 25,72 ± 0,23 4,88 24,44 ± 0,21 4,67 7 32,99 + 0,28 4,6 31,22 ± 0,25 4,33 8 40,73 ± 0,51 6,91 38,67 ± 0,42 6,00
Qua kết quả ghi tại bảng 3.7 cho thấy: Lợn Hung sinh trưởng tuân theo quy luật chung. Khối lượng cơ thể lợn Hung có khuynh hướng tăng theo các tháng tuổi cụ thể:
Đối với lợn đực (đã thiến): 4 tháng tuổi đạt bình quân 13,76 kg; 6 tháng tuổi đạt 25,72 kg và 8 tháng tuổi đạt 40,73 kg/con.
Đối với lợn cái: 4 tháng tuổi đạt bình quân 12,97 kg/con; 6 tháng tuổi đạt 24,44 kg và 8 tháng tuổi đạt 38,67 kg/con. Lợn đực thiến vẫn có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn cái cùng lứa tuồi. Sự khác nhau này được thể hiện tại biểu đồ 3.1.
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Hung qua các tháng tuổi
Kết quả 8 tháng tuổi lợn cái Hung có khối lượng bình quân đạt 38,67 kg/ con và lợn đực đạt 40,73 kg/ con; bình quân chung (đực + cái) là 39,70 kg.
So sánh kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23] trên lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng cho biết 8 tháng tuổi lợn Hạ Lang đạt 43,13 kg/con thì kết quả này của chúng tôi đã thu được đạt tương đương, nhưng so sánh với kết quả nghiên cứu của Trịnh Phú Cử, (2011) [4] trên lợn 14 vú thì 8 tháng tuổi đạt 26,09 kg/con thì kết quả này của chúng tôi thu được là cao hơn; so
với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Cường và cs, (2004) [6] cho biết lợn Mường Khương lúc 8 tháng tuổi nuôi thịt có khối lượng cơ thể đạt 72,14 kg/con, thì lợn Hung có tốc độ sinh trưởng thấp hơn nhiều so với lợn Mường Khương.
Như vậy, khả năng sinh trưởng của lợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) thấp hơn một số giống lợn bản địa khác, song đây cũng là do phương thức chăn nuôi bán chăn thả, tận dụng thức ăn là chính nên lợn Hung có tốc độ sinh trưởng chậm. Tuy nhiên, ngược lại chúng lại có chất lượng thịt rắn chắc, thơm ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. đây cũng là lợi thế để khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung.