* Đánh giá khả năng sinh trưởng:
Theo dõi sinh trưởng từ cai sữa (đủ 2 tháng tuổi) đến 8 tháng tuổi với số lượng 60 con (30 đực thiến + 30 cái tại 10 hộ của 2 xã Bản Nhùng và Nậm Ty, mỗi xã 5 hộ, mỗi hộ nuôi (3 lợn đực + 3 lợn cái), chọn các hộ có điều kiện gần tương tự nhau.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Sinh trưởng tích lũy: Định kỳ cân khối lượng lợn mỗi tháng một lần kể từ khi đưa lợn con vào nuôi thịt ở thời điểm kết thúc 2 tháng tuổi. Cố định thời gian cân vào buổi sáng, trước khi cho lợn ăn. Tính khối lượng trung bình theo công thức:
∑ khối lượng lợn được cân ( kg)
X( k g / c o n ) =
Số lợn được cân (con) - Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát ( TCVN 2 - 39 - 77), và được tính theo công thức:
A = P2 – P1 t
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày). P1: Khối lượng lợn đầu kỳ (gam). P2: Khối lượng lợn cuối kỳ (gam).
t: Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày).
- Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77), và được tính theo công thức:
R (%) = P2 – P1 x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%). P1: Khối lượng lợn đầu kỳ (gam). P2: Khối lượng lợn cuối kỳ (gam).
2.3.2.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Hung
Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn được xác định theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
- Khối lượng thịt móc hàm và tỉ lệ thịt móc hàm
+ Khối lượng thịt móc hàm: Trước khi giết mổ 24 giờ, lợn được cho nhịn đói, sau đó tiến hành cân lợn để xác định khối lượng sống. Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng cơ thể còn lại sau khi khấu trừ khối lượng của máu, cơ quan nội tạng và lông (2 lá mỡ bụng và 2 quả thận để lại).
+ Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg) x 100 Khối lượng sống ( kg)
- Khối lượng thịt xẻ và tỉ lệ thịt xẻ
+ Khối lượng thịt xẻ (khối lượng thịt tinh): Là khối lượng thịt móc hàm trừ tổng khối lượng của đầu, 4 chân, 2 lá mỡ và 2 quả thận (cắt đầu theo hướng vuông góc với trục dài thân đi qua điểm giữa xương chẩm và đốt sống cổ thứ nhất, cắt 4 chân ở giữa khuỷu đối với chân trước và giữa khoeo đối với chân sau).
Khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ theo công thức. Pthịt xẻ = Pmóc hàm - ( Pđầu + P4 chân)
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
P thịt xẻ (kg)
x 100 P sống (kg)
- Tỉ lệ nạc: Được xác định bằng cách tách toàn bộ thịt nạc trên thân thịt xẻ, sau đó lấy toàn bộ lượng nạc chia cho khối lượng thịt xẻ. Tỉ lệ nạc của lợn thí nghiệm được tính toán theo công thức sau:
Tỷ lệ thịt nạc (%) = P nạc (kg) x 100 P xẻ (kg)
- Tỉ lệ mỡ: Được xác định bằng cách tách mỡ bao quanh các phần thịt xẻ, tránh cắt các phần thịt nạc và tránh để lại mỡ trên phần thịt nạc. Sau đó tiến hành cân khối lượng mỡ của các phần thịt xẻ và mỡ bụng (cân chung). Tỉ lệ mỡ của lợn thí nghiệm được tính toán theo công thức sau:
Tỷ lệ mỡ (%) =
P mỡ (kg)
x 100 P xẻ (kg)
- Tỷ lệ xương, da: Tỉ lệ xương, da được tính bằng công thức. Tỷ lệ xương, da (%) =
P xương (kg)
x 100 P xẻ (kg)
- Tỷ lệ hao hụt: Tỷ lệ hao hụt được tính bằng công thức.
Tỷ lệ hao hụt (%) = Pxẻ (kg) - (P nạc+P mỡ +P da + P xương) (kg) x 100 P thịt xẻ ( nửa trái) (kg)
* Các chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt
- Khối lượng hơi (kg).
- Khối lượng (kg) và tỷ lệ móc hàm (%). - Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%). - Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt nạc (%). - Khối lượng (kg)và tỷ lệ thịt mỡ (%). - Khối lượng (kg) và tỷ lệ xương + da (%).
2.3.2.6. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc * Phương pháp lấy mẫu
Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt nạc vai, mông khoảng 300g/ mẫu. Mẫu sau khi lấy được đưa tới phòng phân tích Hóa học của Viện Khoa học sự sống để phân tích thành phần hóa học thịt và thành phần a xit amin trong protein của thịt nạc.
* Phương pháp xác định vật chất khô.
Việc xác định vật chất khô trong thịt được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4326: 2001) (ISO 6496: 1999).
* Phương pháp xác định hàm lượng chất béo trong thịt
Hàm lượng lipit trong thịt được tiến hành theo tiêu chuẩn việt Nam (TCVN 4331:2001) (ISO 6492:1999).
* Phân tích khoáng
Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4327- 1:2007) (ISO 5984: 2002)
* Phân tích axit amin trong thịt nạc
Xác định hàm lượng axit amin trên máy phân tích axit amin tự động BIOCHROM 20 của Thụy Điển và trên HPLC 1200 Agilent Technologies.
* Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi lợn Hung.
Theo dõi chi phí trực tiếp và cân đối thu chi để hạch toán sơ bộ chưa tính chí phí công lao động và thức an xanh tận dụng.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học trên EXCEL và máy tính cá nhân với các thông số thống kê:X , mX, CV (%).
- Số trung bình cộng (X ):
1 2 3 n
x x x ... x
X
n
Trong đó: x1, x2, x3,... xn là các giá trị biến số. ∑n là tổng số các giá trị của x. n là dung lượng mẫu.
- Sai số trung bình (mx): X X S m n 1
Trong đó: mx là sai số của số trung bình.
x
S là độ lệch tiêu chuẩn. n là dung lượng mẫu.
- Độ lệch tiêu chuẩn (Sx ): x S = 1 / ) ( 2 2 n n X X
- Hệ số biến dị CV (%): X V S C (%) x100 X Trong đó: CV là hệ số biến dị. X là số trung bình. Sx là độ lệch tiêu chuẩn.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Hung về số lƣợng, cơ cấu, phƣơng thức chăn nuôi
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn và lợn Hung tại Hoàng Su Phì - Hà Giang
Nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành điều tra về cơ cấu đàn lợn của 11 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn ở nông hộ (n = 610 hộ)
ST T Địa điểm NC (xã) Lợn<8 tháng tuổi (con) Lợn≥8 tháng tuổi (con) Lợn đực giống (con) Lợn nái (con) Tổng số (con) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Bản Luốc 376 66,31 134 23,63 2 0,35 55 9,71 567 2 Bản Nhùng 401 61,88 131 20,21 5 0,77 111 17,14 648 3 Bản Péo 316 74,88 42 9,95 3 0,71 61 14,46 422 4 Chiến Phố 368 77,15 53 11,11 2 0,42 54 11,32 477 5 Hồ Thầu 520 55,91 333 35,86 4 0,43 73 7,80 930 6 Nậm Dịch 163 40,85 184 46,17 2 0,50 50 12,54 399 7 Nam Sơn 515 79,23 38 5,84 4 0,61 93 14,32 650 8 Nậm Ty 595 61,34 273 28,14 4 0,41 98 10,11 970 9 Ngàm Đăng Vài 271 66,91 82 20,24 2 0,49 50 12,36 405 10 Thàng Tín 311 77,75 37 9,25 2 0,50 50 12,50 400 11 Tụ Nhân 239 52,07 146 31,81 5 1,09 69 15,03 459 Tổng số 4.075 64,41 1.453 22,97 35 0,55 764 12,07 6.327
Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy tổng đàn lợn của 11 xã điều tra là 6.327 con, cơ cấu đàn không đều giữa các loại lợn, lần lượt như sau:
+ Lợn <8 tháng tuổi: 4.075 con, chiếm tỷ lệ 64,41 %. + Lợn ≥8 tháng tuổi: 1.453 con,chiếm tỷ lệ 22,97 %. + Lợn nái: 764 con,chiếm tỷ lệ 12,0 %.
+ Lợn đực giống: 35 con,chiếm tỷ lệ 0,55 %.
Từ kết quả trên nhận thấy lợn <8 tháng tuổi cao gấp 3 lần so với đàn lợn thịt, ở đây phản ánh thực trạng người dân nuôi lợn theo mùa vụ (theo tập quán), do vậy việc cung cấp thịt lợn cho nhu cầu tại địa bàn có những lúc thiếu quá nhiều và có lúc lại tương đối đáp ứng, điều này dẫn đến giá thịt lợn hơi không ổn định. Mặt khác, một số lợn nuôi theo phương thức bán thả rông hoặc thả rông tự nhiên được xuất bán khi khối lượng đạt 20- 30 kg thường gọi là lợn “tên lửa” với giá bán gấp 1,5 lần so với lợn thịt thông thường cũng ảnh hưởng tới cơ cấu đàn,
Đàn lợn nái 764 con nhưng lợn đực chỉ có 35 con trong điều kiện phối giống trực tiếp về mặt lý thuyết số lượng đực giống này là thiếu, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng đàn giông kém, dẫn đến sự lai tạp giữa các giống không có sự kiểm soát.
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Hung
Qua điều tra tại 11 xã cho thấy hầu hết lợn Hung được nuôi với quy mô hộ gia đình, số lượng nhỏ, giống lợn được các hộ chăn nuôi tự chọn lọc trong đàn nuôi, đực giống tự nuôi hoặc các hộ chăn nuôi cho mượn giữa các hộ khác trong thôn bản. Vì vậy, một số lợn nái Hung được phối với lợn đực Đen và ngược lại, lợn con sau cai sữa một phần bán giống đa số được nuôi tiếp để bán lợn thịt hoặc giết thịt tại gia đình, hình thức chăn nuôi trang trại số lượng lớn còn ít. Quy mô chăn nuôi lợn Hung trong các hộ điều tra được thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn Hung tại nông hộ (n = 610 hộ) Diễn giải Loại lợn Tổng số (con) Lợn < 8 tháng tuổi Lợn 8 tháng tuổi Lợn đực giống Lợn nái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Tổng đàn lợn tính chung 4.075 64,88 1.453 22,97 35 0,55 764 12,08 6.327 Lợn hung Số lƣợng 995 66,38 308 20,55 10 0,67 186 12,41 1.499 Tỷ lệ % 24,42 21,20 28,57 24,35 23,69
Kết quả trên bảng cho thấy tổng đàn lợn của 11 xã điều tra là 6.327 con trong đó đàn lợn Hung có 1.499 con chiếm tỷ lệ 23,69 %, cơ cấu đàn không đều giữa các loại lợn Hung, lần lượt như sau:
+ Lợn <8 tháng tuổi: 995 con, chiếm tỷ lệ 66,38 %. + Lợn ≥8 tháng tuổi: 308 con,chiếm tỷ lệ 20,55 %. + Lợn nái: 186 con,chiếm tỷ lệ 12,41 %.
+ Lợn đực giống: 10 con,chiếm tỷ lệ 0,67 %.
Kết quả bảng trên cho thấy cơ cấu đàn lợn Hung nuôi tại nông hộ cũng tương đương với cơ cấu tổng đàn lợn điều tra, số lượng lợn đực giống/nái sinh sản (10con đực/180 con nái) với số liệu này là hợp lý cho đàn giống sinh sản, nhưng trong thực tiễn sản xuất tại các xã vùng núi cao như huyện Hoàng Su Phì (11 xã mới có 10 con lợn Hung đực giống và cứ 61 hộ chăn nuôi lợn mới có 01 lợn đực giống), tỷ lệ này là thấp không đáp ứng được việc cung ứng đực
giống, điều đó cũng thể hiện công tác chọn lọc đực giống không được chú trọng. Với trung bình cứ 03 hộ Chăn nuôi thì nuôi 01 con lợn nái Hung và tưng tự 01 hộ nuôi 2,14 con lợn < 8 tháng tuổi, lợn thịt ≥ 8 tháng tuổi (1.303 con/610 hộ chăn nuôi), số liệu này cũng phản ánh việc chăn nuôi lợn ở đây mang tính chất tự cung tự cấp, theo tập quán của đồng bào các dân tộc vùng cao, chưa phải là sản xuất hàng hoá và phương thức chăn nuôi mang tính chất quảng canh, tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương.
3.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn Hung tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) hiện tại vẫn tồn tại 3 phương thức chăn nuôi lợn nói chung và lợn Hung nói riêng, đó là nuôi bán thả rông, nuôi nhốt và nuôi thả rông tự nhiên. Trước đây do đất rộng, dân số ít, hình thức canh tác cây trồng đơn giản, người dân chăn nuôi lợn chủ yếu theo phương thức quảng canh (chăn thả tự nhiên, thức ăn tận dụng), những năm gần đây phương thức này dần bị thu hẹp vì lợn thả rông phá hoại hoa màu và khó kiểm soát dịch bệnh nên thay vào đó là phương thức bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phƣơng thức nuôi lợn Hung (n = 610 hộ)
Danh mục Số hộ (hộ) Tỷ lệ ( %)
Nuôi bán thả rông 361 59,18
Nuôi nhốt 243 39,84
Nuôi thả rông tự nhiên 06 0,98
Tổng số 610 100
Kết quả bảng trên cho thấy với kết quả điều tra 610 về Phương thức nuôi lợn Hung, thì nuôi bán thả rông cao nhất với 361 hộ chiếm tỷ lệ 59,18 %, tiếp theo là phương thức nuôi nhốt 243 hộ chiếm tỷ lệ 39,84 % và cuối cùng là phương thức chăn nuôi thả rông tự nhiện 0,6 hộ chiếm 0,98 %.
* Phương thức nuôi thả rông tự nhiên:
Phương thức nuôi thả rông tự nhiên thường gặp ở những hộ sống gần núi, có diện tích vườn rừng rộng, chuồng trại được làm đơn sơ, thậm chí có hộ cho lợn sống trong các hang đá, thức ăn ít được quan tâm, lợn tự kiếm ăn ngoài môi trường, chỉ đến giờ mới về ăn, có những đàn thỉnh thoảng mới về nhà. Phương thức nuôi này lợn có khả năng chịu đựng kham khổ cao, chống chịu bệnh tật tốt, nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp, xu thế phương thức này sẽ sớm bị xóa bỏ, hiện tại chỉ có 06 hộ nuôi theo phương thức này chiếm 0,98 % tổng số 610 hộ được điều tra.
* Phương thức nuôi bán thả rông:
Phương thức nuôi bán thả rông thường gặp, lợn được quây lại bằng những hàng rào bằng tre, nứa, gỗ hoặc xếp đá cao, những quây này có diện tích khá rộng để lợn vận động, có hộ lợi dụng các thung lũng hai bên vách đá để nuôi lợn, lợn được chăm sóc tốt hơn, chuồng trại làm có mái che bằng tranh tre nứa lá hoặc tấm lợp, lợn vẫn có khả năng kiếm ăn ngoài môi trường do không thường xuyên đóng cửa chuồng, tuy nhiên chúng được cho ăn theo giờ, lợn được quản lý tốt hơn, lợn sinh trưởng khá tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ chăn nuôi theo phương thức này chiếm 59,18 %.
* Phương thức nuôi nhốt:
Qua điều tra chúng tôi thấy phương thức này thường gặp ở những hộ gia đình có điều kiện kinh tế và nhân lực, lợn được nuôi nhốt hoàn toàn, điều kiện chăm sóc tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ, lợn sinh trưởng nhanh, tuy vậy người tiêu dùng lại không ưa chuộng lợn được nuôi theo phương thức này vì thịt nhiều mỡ, thịt không săn chắc, phương thức này chiếm 39,84 % số hộ chăn nuôi tại địa bàn mà chúng tôi điều tra.
3.2. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung
Các đặc điểm ngoại hình là cơ sở cho việc nhận dạng lợn Hung Hoàng Su Phì. Kết quả điều tra một số đặc điểm hình thái của lợn Hung được thể hiện ở hình ảnh minh hoạ cho đề tài và bảng 3.4.
Bảng 3.4. Đặc điểm ngoại hình lợn Hung (n=270 con)
STT Bộ Phận
cơ thể Đặc điểm mô tả từ quan sát ngoại hình
Số lƣợng/n (con) Tỷ lệ (%) 1 Đặc điểm giống, thể chất, mầu sắc lông, da
- Lợn Hung có thân hình thon, , dáng cao. 270 100,00
- Màu lông hung đỏ. 127 47,04
- Màu lông hung đỏ ánh bạc. 139 51,48
- Màu lông hung, 4 chân có mầu lông trắng, trán có
đốm trắng. 4 1,48 - Lông dài, cứng. 270 100,00 2 Đầu và cổ
- Đầu to vừa phải, kết hợp với cổ chắc chắn 270 100,00
- Mặt nhọn hình tam giác, mõm dài nhọn, bụng
thon, mắt nâu đỏ. 270 100,00
- Tai nhỏ dựng đứng. 134 49,63
- Mũi linh hoạt, mềm nhưng rất khoẻ. 270 100,00
3 Vai và ngực
- Vai tương đối nở, , cao hơn vai. 230 85,19
- Ngực nở vừa phải. 270 100,00 4 Lƣng sƣờn và bụng
- Lưng dài vừa phải. 270 100,00
- Lưng thẳng không võng. 136 50,37 - Lưng hơi võng. 134 49,63 - Bụng thon tròn, hơi sệ. 220 81,48 - Bụng thon tròn, không sệ. 50 18,52