Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 48 - 51)

Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất hiện nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ một số nước do ảnh hưởng đạo giáo hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu thụ thịt lợn bình quân trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ (do ảnh

hưởng tôn giáo) chỉ có 0,5 kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt lợn cao nhất đạt 66,2 kg/người/năm là Đan Mạch và 50,9 kg/người/năm là Ba Lan. Bình quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 24,3 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt bò 19,12 kg/người/năm và thịt gà 12 kg/người/năm. Rõ ràng, nhu cầu thịt lợn vẫn là nhu cầu lớn nhất hiện nay trên thế giới.

Trong các năm qua ngành chăn nuôi lợn ở các nước trên thế giới tăng lên đáng kể. Số đầu lợn của năm 1995 là 900.480 nghìn con. Trong đó số đầu lợn không đồng đều giữa các Châu lục, Châu Á có số đầu lợn cao nhất: 506.975 nghìn con, Châu Âu 167.615 nghìn con, Bắc và Trung Mỹ 69.197 nghìn con. Nam Mỹ (Mỹ la tinh) 55.889 nghìn con, Châu Phi 21541 nghìn con và ít nhất là Châu Đại Dương 4.815 nghìn con (trích theo Nguyễn Thiện và cs, 1998) [52].

Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát triển, hầu hết lợn của họ là các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Berkshire, Pietrain…), các nước đang phát triển phổ biến là các giống lợn địa phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Á và Châu Phi, (trích theo Lê Thanh Hải và cs, 1997) [20].

Chăn nuôi lợn bản địa tại Thái Lan, đặc biệt là lợn Rừng rất thành công, nhiều người nông dân Thái Lan đã trở thành tỷ phú từ nuôi lợn Rừng và các giống vật nuôi bản địa khác.

Thời gian qua Thái Lan và Malaysia là hai nước xuất khẩu một số lượng vật nuôi nói chung và lợn Rừng giống vào nước ta thu nguồn lợi rất lớn.

Một số tổ chức ở nước Anh đã thành công trong việc chăn nuôi các giống lợn bản địa theo hướng hàng hóa. Một dự án giữa tổ chức trường đại học Newcatstle University đã tìm ra những giống lợn thích hợp cho việc sản xuất thịt lợn hàng hóa, xây dựng khẩu phần ăn, phương thức chăn nuôi động vật bản địa cho từng vùng.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xếp vào một trong những hành động quan trọng bậc nhất nhằm ngăn chặn sự suy thoái, mất mát nguồn gen động, thực vật, vi sinh vật nói chung và nguồn gen vật nuôi nói riêng. Từ những năm 1980 các tổ chức quốc tế đặc biệt là FAO đã đưa ra nhiều chương trình dự án nhằm bảo tồn các giống/ dòng vật nuôi bản địa vốn đang bị suy giảm với tốc độ chóng mặt (1 giống/tuần), những giống bị mất đi đa phần ở những quốc gia nghèo hoặc vùng dân tộc thiểu số và thậm chí ngay cả ở những đất nước phát triển.

Theo FAO trên thế giới có khoảng 5.000 giống vật nuôi, trong đó có khoảng 1.500-1.600 giống đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng năm có khoảng 50 giống bị mất đi trên trái đất này, nghĩa là trung bình 1 tuần có 01 giống bị tuyệt chủng. Tổn thất to lớn trên là do con người đã chạy theo xu hướng thị trường trong chăn nuôi. Từ quan điểm kinh tế thị trường, thế giới đã rất quan tâm tới các vấn đề kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thịt lợn của xã hội và đạt dược những thành quả to lớn. Tuy nhiên, đứng thực trạng suy thoái môi trường, sự biến mất của các nguồn gen vật nuôi, các quốc gia cũng đã buộc phải nhìn lại các vấn đề trong chăn nuôi lợn của mình, trong đó bảo tồn và khai thác giống địa phương, tổ chức nền chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh thái đã được đặt ra và khuyến khích phát triển.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Lợn Hung được nuôi tại các nông hộ và trang trại của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 48 - 51)