Kết quả sinh sản của lợn nái Hung

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 69 - 93)

Kết quả sinh sản của lợn vừa là thành quả khai thác các đặc điểm sinh lý sinh dục của giống, vừa là kết quả tác động của con người trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý sinh sản đối với lợn nái. Các kết quả nghiên cứu về sức sinh sản của lợn nái Hung được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Năng suất sinh sản của lợn nái Hung (n = 34 con)

STT Chỉ tiêu ĐV

tính X mX Cv %

1 Số con sơ sinh/ổ Con 6,12 ± 0,19 17,89

2 Khối lượng sơ sinh/ổ kg 2,50 ± 0,04 9,80

3 Khối lượng sơ sinh/con kg 0,408 ± 0,05 10,20 4 Số con sống tới 24 giờ sau đẻ/ổ Con 5,82 ± 0,17 16,63

5 Tỷ lệ sống tới 24 giờ sau đẻ % 95,09 -

6 Số con cai sữa/ổ Con 5,56 ± 0,16 16,68

7 Khối lượng cai sữa/ổ kg 32,10 ± 1,25 22,70 8 Khối lượng cai sữa/con kg 4,94 ± 0,17 17,58

9 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 95,53 -

10 Tuổi cai sữa cho lợn con Ngày 52,00 ± 1,07 12,00 11 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 192,65 ± 1,58 4,77

Từ các kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.6 cho phép rút ra một số nhận xét:

* Về số con sơ sinh/ ổ

Đây là chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thường cao ở lứa đẻ thứ 3, 4 và 5 sau đó giảm dần, chỉ tiêu này ở lợn nái Hung là 6,12 con/ ổ. So sánh với các kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này ở một số giống lợn khác chúng tôi có nhận xét: số con sơ sinh đẻ ra/ ổ ở lợn Hung rất thấp so với lợn Hạ Lang (Cao Bằng) 10,45 con/ ổ, Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23]; lợn Bản (Sơn La) 9,75 con/ổ, Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy, (2006) [7]; lợn Móng Cái 10-12 con/ổ, Nguyễn Thiện, (2006) [55]; lợn Bản (Hòa Bình) 7,33 con/ổ, Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, (2009) [56]; lợn Ỉ 7,8 con/ổ, Nguyễn Như Cương, (2004) [5].

* Số con sơ sinh sống/ổ

Số lợn con sơ sinh đẻ ra còn sống đến 24 giờ là chỉ tiêu phản ánh sức sống của lợn con cũng như khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả cho thấy ở lợn Hung chỉ đạt trung bình 5,82 con/ ổ thấp hơn kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23], Nguyễn Thiện, (2006) [55], Lê Đình Cường và cs, (2006) [7], cho biết lợn Hạ Lang 9,95 con/ổ, lợn Táp Ná (7,91 con/ổ), lợn Vân Pa (7 con/ổ) và kết quả này của chúng tôi đạt tương đương với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs, (2009) [56], lợn Bản (Hòa Bình) 6,67 con/ ổ, Lê Đình Cường và cs, (2004) [6], lợn Mường Khương có số con sơ sinh còn sống/ ổ là 6 con và cũng thấp hơn nhiều so với lợn 14 vú (11,61 con/ổ) Trịnh Phú Cử, (2011) [4].

* Số con cai sữa/ ổ

Chỉ tiêu này phản ánh sức sống của lợn con và khả năng tiết sữa và khéo nuôi con của lợn mẹ, đồng thời cũng phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai của người chăn nuôi. Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn Hung đạt 5,56 con/ổ. Kết quả này phù hợp với kết quả

nghiên cứu trên một số giống lợn nội của Trần Thanh Vân và cs, (2005) [60] cho biết lợn Mẹo (Sơn La) cai sữa ở 60 ngày đạt 4,0 con/ổ; Lê Đình Cường và cs, (2006) [7], công bố lợn Bản (Sơn La) cai sữa ở 45 ngày đạt 4,5 con/ổ; lợn Vân Pa 4,5 con/ ổ Nguyễn Thiện, (2006) [55], lợn Bản (Hòa Bình) cai sữa ở 86,32 ngày đạt 5,8 con/ ổ của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [56]. Song, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu về một số giống lợn nội khác của tác giả Nguyễn Văn Thiện và cs, (1999) [53] cho biết lợn Móng Cái có số con cai sữa/ ổ đạt từ 7,23 - 8,96 con/ổ; lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay đạt 10,45 con/ổ, Trịnh Phú Cử, (2011) [4].

*Tỷ lệ sống sau 24 giờ/ ổ

Tỷ lệ số con sơ sinh đẻ ra còn sống sau 24 giờ/ so tổng số lợn con sơ sinh đẻ ra của lợn Hung mà chúng tôi theo dõi được là 95,1 %. Kết quả này đạt tương đương kết quả nghiên cứu của Trịnh Phú Cử, (2011) [4] trên lợn 14 vú, chỉ tiêu này là 96,53 % và cao hơn kết quả của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, (2009) [56] trên lợn Bản (Hòa Bình) 92,98 % và lợn Bản (Sơn La) 78 %, Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy, (2006) [7].

* Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Là một chỉ tiêu phản ánh sức sống của lợn con và khả năng nuôi con của lợn mẹ và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ của người chăn nuôi.

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì đạt cao (95,53 %). Kết quả này đạt tương đương kết quả nghiên cứu về lợn Vân Pa nuôi tập trung có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt (93,14 %), Trần Văn Do, (2004) [10] nhưng cao hơn so kết quả nghiên cứu về lợn 14 vú (90,09 %), Trịnh Phú Cử, (2011) [4], lợn Bản nuôi tại Hòa Bình (87,24 %), Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, (2009) [56], giống lợn thuần Landrace và Yorshire tương ứng là 89,88 % và 84,22 %, Nguyễn Thị Xuân Dung, (1998) [11], lợn Mường Khương có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 75 - 80 %, Lê Đình Cường ,(2008) [8].

* Khối lượng sơ sinh/ con và khối lượng sơ sinh/ ổ

Kết quả thu được ghi trên bảng 3.5 cho thấy khối lượng sơ sinh của lợn Hung chỉ đạt 429,55g/con bình quân. Kết quả khảo sát của chúng tôi về chỉ tiêu này thấp hơn so với lợn Mường Khương 600g/ con, lợn Móng Cái 550gr/con, Nguyễn Thiện, (2006) [55]. Kết quả tại bảng 3.5 cũng cho thấy khối lượng sơ sinh của lợn Hung tương đương với lợn cỏ Alưới 400gr/con, Nguyễn Thiện, (2006) [55], lợn Sóc 400-450gr/con, Lê Thị Biên và cs, (2006) [3], lợn Bản (Hòa Bình) 430gr/con, Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng, (2009) [56] và cao hơn so lợn Vân Pa 280gr/con, Trần Văn Do, (2004) [10].

Khối lượng sơ sinh/ ổ của giống lợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì – Hà Giang là 2,50 ± 0,04 kg, thấp hơn so với các giống lợn nội Móng Cái, Táp Ná, Mường Khương, Nguyễn Văn Đức, (2012) [19].

* Khối lượng cai sữa/ con

Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy khối lượng lợn Hung cai sữa tại thời điểm 52 ngày trung bình đạt 4,94 kg/con tương đương với lợn Bản nuôi tại Hòa Bình có khối lượng cai sữa 5,05 kg/con, Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng, (2009) [56]. Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, (2005) [60] cũng cho biết lợn Mẹo nuôi tại Phú Yên (Sơn La) có khối lượng cai sữa là 4,83 kg/ con (thời gian cai sữa là 118 ngày). Lợn Bản (Sơn La) cai sữa ở 45 ngày tuổi đạt 2,63 kg/ con, Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy, (2006) [7], lợn Cỏ cai sữa ở 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con, Nguyễn Thiện, (2006) [55].

Theo Trịnh Phú Cử, (2011) [4] cho biết lợn Bản nuôi tại Sơn La có khối lượng cai sữa/ con tại các bản Buôn, bản Ho, bản Na Huống lần lượt tương ứng là 5,7; 7,2; 5,2 kg/con. Qua đây cho thấy lợn Hung có khối lượng cai sữa đạt trung bình so với một số lợn bản địa khác. Sở dĩ có sự sai khác là do giống và thời gian cai sữa khác nhau giữa các vùng miền.

* Khối lượng cai sữa/ ổ

Lợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) có khối lượng cai sữa/ ổ đạt trung bình 32,1 kg tương đương với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, (2009) [56] trên lợn Bản (Hòa Bình) 31,03 kg, nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23] Trên lợn Hạ Lang 59,62 kg; khối lượng cai sữa/ổ của lợn Móng Cái 49,73 kg, Nguyễn Văn Thiện và cs, (1999) [53], lợn Mường Khương 38,19 kg, Lê Đình Cường và cs, (2004) [6]. Sự khác nhau về khối lượng cai sữa/ ổ là do các giống khác nhau và thời gian cai sữa khác nhau.

* Tuổi cai sữa lợn con

Là khoảng thời gian từ khi lợn con được sinh ra cho tới khi lợn con không bú mẹ nữa, đối với các giống lợn ngoại và một số giống lợn nội khác để nâng cao hiệu quả kinh tế, người ta thường có giải pháp cai sữa sớm cho lợn con. Nhưng với lợn Hung tại Hoàng Su Phì thì chưa áp dụng biện pháp kỹ thuật này do vậy thời gian cai sữa của lợn Hung là 52 ngày gần tương đương với lợn Hạ Lang (Cao Bằng) 60 ngày, Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23]; Lợn Móng Cái 60 ngày, Nguyễn Thiện, (2006) [55] và lợn Hung được cai sữa sớm hơn so với lợn Mẹo (Sơn La) 118,13 ngày, Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, (2005) [60]; lợn 14 vú 109,86 ngày, Trịnh Phú Cử, (2011) [4].

* Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ chịu ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu: đó là thời gian mang thai, thời gian nuôi con (lợn con theo mẹ) và thời gian động dục trở lại của lợn nái mẹ sau cai sữa lợn con. Thời gian mang thai của lợn thường khá ổn định còn thời gian nuôi con và thời gian phối giống trở lại sau cai sữa là 2 chỉ tiêu biến động lớn ảnh huởng đến khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ của hợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì là 192,65 ngày cao hơn so với lợn Móng Cái 169,02 ngày, Nguyễn Văn Thiện và cs, (1999) [53], nhưng thấp hơn so với lợn 14 vú 238,08 ngày, Trịnh Phú Cử, (2011) [4], lợn Bản nuôi tại Hòa Bình 241,04 ngày, Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, (2009) [56].

3.4. Khả năng sinh trƣởng của lợn Hung

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Hung, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 60 lợn Hung từ sau cai sữa (2 tháng tuổi) tại 10 hộ gia đình có điều kiện gần tương tự nhau tại xã Bản Nhùng và xã Nậm Ty (mỗi xã lựa chọn 5 hộ gia đình nuôi lợn Hung thương phẩm) 30 lợn cái và 30 lợn đực đã thiến (mỗi hộ gia đình nuôi 3 lợn đực + 3 lợn cái). Khối lượng lợn bình quân đưa vào nuôi để theo dõi sinh trưởng là 5,72 kg/con.

Lợn được nuôi theo phương thức bán chăn thả (nuôi nhốt trong khu vực rộng và có cây ăn quả, tre trúc có 1 ô chuồng nhỏ có mái che và được cho ăn thức ăn nấu chín trộn thức ăn tinh bổ sung với các loại rau xanh.)

Về chế độ ăn: Cho ăn tự do theo bữa, ngày 2 bữa sáng, chiều. Ngoài ra lợn được thả để tăng cường vận dộng và tự tìm thêm thức ăn trong không gian và diện tích thả có kiểm soát. Cân trực tiếp qua các tháng nuôi, thời gian nuôi thịt là 6 tháng.

Qua theo dõi, chúng tôi tính được kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn như sau:

3.4.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn

Sinh trưởng tích lũy là sự tích lũy khối lượng lợn hơi theo thời gian nuôi. Đây là chỉ tiêu sinh trưởng có ý nghĩa nhất, nó không chỉ thể hiện tiềm năng di truyền về sự sinh trưởng mà còn phản ánh tác động nuôi dưỡng chăm sóc của con người cũng như mức độ dinh dưỡng mà lợn nhận dược hàng ngày. Sinh trưởng tích lũy của lợn được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 3.7. Khối lƣợng lợn Hung qua các tháng tuổi ( kg) Tháng

tuổi

Lợn đực (n = 30 con) Lợn cái (n = 30 con)

X m X Cv % X mX Cv % 2 5,87 ± 0,10 9,22 5,57 ± 0,09 8,53 3 8,89 + 0,16 10,05 8,41 + 0,17 11,1 4 13,76 ± 0,16 6,31 12,97 ± 0,22 9,13 5 19,37 ± 0,17 4,75 18,29+0,21 6,35 6 25,72 ± 0,23 4,88 24,44 ± 0,21 4,67 7 32,99 + 0,28 4,6 31,22 ± 0,25 4,33 8 40,73 ± 0,51 6,91 38,67 ± 0,42 6,00

Qua kết quả ghi tại bảng 3.7 cho thấy: Lợn Hung sinh trưởng tuân theo quy luật chung. Khối lượng cơ thể lợn Hung có khuynh hướng tăng theo các tháng tuổi cụ thể:

Đối với lợn đực (đã thiến): 4 tháng tuổi đạt bình quân 13,76 kg; 6 tháng tuổi đạt 25,72 kg và 8 tháng tuổi đạt 40,73 kg/con.

Đối với lợn cái: 4 tháng tuổi đạt bình quân 12,97 kg/con; 6 tháng tuổi đạt 24,44 kg và 8 tháng tuổi đạt 38,67 kg/con. Lợn đực thiến vẫn có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn cái cùng lứa tuồi. Sự khác nhau này được thể hiện tại biểu đồ 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Hung qua các tháng tuổi

Kết quả 8 tháng tuổi lợn cái Hung có khối lượng bình quân đạt 38,67 kg/ con và lợn đực đạt 40,73 kg/ con; bình quân chung (đực + cái) là 39,70 kg.

So sánh kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23] trên lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng cho biết 8 tháng tuổi lợn Hạ Lang đạt 43,13 kg/con thì kết quả này của chúng tôi đã thu được đạt tương đương, nhưng so sánh với kết quả nghiên cứu của Trịnh Phú Cử, (2011) [4] trên lợn 14 vú thì 8 tháng tuổi đạt 26,09 kg/con thì kết quả này của chúng tôi thu được là cao hơn; so

với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Cường và cs, (2004) [6] cho biết lợn Mường Khương lúc 8 tháng tuổi nuôi thịt có khối lượng cơ thể đạt 72,14 kg/con, thì lợn Hung có tốc độ sinh trưởng thấp hơn nhiều so với lợn Mường Khương.

Như vậy, khả năng sinh trưởng của lợn Hung nuôi tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) thấp hơn một số giống lợn bản địa khác, song đây cũng là do phương thức chăn nuôi bán chăn thả, tận dụng thức ăn là chính nên lợn Hung có tốc độ sinh trưởng chậm. Tuy nhiên, ngược lại chúng lại có chất lượng thịt rắn chắc, thơm ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. đây cũng là lợi thế để khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung.

3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung

Sinh trưởng tuyệt đối là khả năng tăng khối lượng bình quân trên một đơn vị thời gian, thường tính bằng gr/con/ngày. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình chuông nếu khảo sát chỉ tiêu này suốt thời kỳ sinh trưởng của con vật. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn Hung (g/con/ngày) Giai đoạn tuổi Lợn đực (30 con) Lợn cái (30 con) X m X Cv % X mX Cv % 2-3 100,56 ± 5,18 28,21 94,78 ± 5,27 30,47 3-4 162,22 ± 4,89 16,52 151,89 ± 4,93 17,78 4-5 187,22 ± 5,11 14,94 177,45 + 4,32 13,34 5-6 211,56 ± 6,02 15,60 204,89 ± 5,43 14,52 6-7 240,34 ± 9,29 21,16 226,00 ± 5,42 13,14 7-8 255,30 ± 10,90 23,38 248,22 ± 9,57 21,11 TB 192,87 183,87

Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung được thể hiện tại biểu đồ hình 3.2.

Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hung

Kết quả tại bảng 4.8 và hình 4.2 cho thấy lợn Hung có sinh trưởng tuyệt đối khá thấp qua các tháng tuổi; từ tháng thứ 2 tuổi sau cai sữa đến tháng thứ 8 bình quân cả đực và cái lần lượt là: 97,67; 157,06; 182,33; 208,22; 233,17 và 251,77 gr/con/ngày. Bình quân cả giai đoạn nuôi thịt là 188,37gr/con/ngày, lợn đực thiến có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân cả giai đoạn là 192,87gr/con/ngày; lợn cái có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân là 183,87gr/con/ngày.

Sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất tại tháng tuổi thứ 8 ở lợn đực là 255,3 gr/con/ngày; lợn cái 248,22 gr/con/ngày; bình quân chung là 251,7 gr/con/ngày.

Như vậy, sinh trưởng tuyệt đối với lợn đực và lợn cái Hung nuôi tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) là tương đương nhau. Theo Từ Quang Hiển và cs, (2004) [23], cho biết lợn Hạ Lang (Cao Bằng) có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở 5 tháng tuổi là 239,67 gr/con/ngày và ở 10 tháng tuổi là 227,33 gr/con/ngày thì lợn Hung có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối thấp hơn một chút, nhưng cao hơn tốc độ sinh trưởng của lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay tỉnh điện Biên của Trịnh Phú Cử, (2011) [4] trung bình từ 5-12 tháng tuổi là 160,11gr/con/ngày.

3.4.3. Kết quả sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là sự tăng khối lượng tính bằng (%) giữa lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước đó. Lợn càng nhỏ tuổi thì sức sinh trưởng tương đối càng cao. Kết quả sinh trương tương đối của lợn Hung được trình bày ở bảng 3.9 và biểu đồ hình 3.3.

Bảng 3.9. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn Hung qua các tháng tuổi (%)

Tháng tuổi Lợn đực (n = 30 con) Lợn cái (n = 30 con) X m X Cv % X mX Cv % 2-3 40,67 ± 1,88 25,33 40,31 ± 1,95 26,44 3-4 43,19 ± 1,44 18,29 42,75 ± 1,35 17,35 4-5 33,96 ± 0,97 15,71 34,23 ± 0,94 15,11 5-6 28,13 ± 0,74 14,44 28,84 ± 0,82 15,47 6-7 24,75 ± 0,93 20,66 24,37 ± 0,57 12,81 7-8 20,88 ± 0,70 18,46 21,23 + 0,70 17,99 Kết quả ở bảng 3.9 và hình 3.3 cho thấy sinh trưởng tương đối ( %) của lợn Hung đều có khuynh hướng giảm dần theo sự gia tăng của tuổi lợn cụ thể:

Một phần của tài liệu xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn hung hà giang (Trang 69 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)