2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2012 đến tháng 8 năm 2013.
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
. Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Hung về số lượng, cơ cấu, phương thức chăn nuôi tại 11 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang.
. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình của lợn Hung.
. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Hung.
. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Hung.
. Đánh giá khả năng cho thịt của lợn Hung.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình chăn nuôi lợn Hung tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
* Về số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoàng Su Phì.
* Về số liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp các điểm điều tra thông qua mẫu điều tra, phỏng vấn kết hợp trực tiếp theo dõi tại các hộ chăn nuôi lợn Hung ở địa phương.
* Địa điểm điều tra: Tiến hành 11 xã có chăn nuôi nhiều lợn Hung, mỗi xã điều tra từ 50 - 60 hộ, số phiếu điều tra 610 phiếu
* Thu thập số liệu: Bộ số liệu được thu thập theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) bằng các bảng câu hỏi chuẩn bị trước theo từng nội dung điều tra và các phiếu điều tra mở để người dân có thể tự điền vào theo các vấn đề cần gợi ý của nội dung điều tra.
* Xử lý số liệu: Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch triển khai bằng phương pháp SWAT.
(Tỷ lệ đàn lợn Hung so với cơ cấu đàn lợn của huyện; quy mô chăn nuôi lợn/ hộ; chăn nuôi lợn Hung/ hộ; phương thức chăn nuôi; thức ăn sử dụng để chăn nuôi lợn; công tác thú y, vệ sinh phòng dịch).