Giải pháp phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Bắc Ninh (Trang 122 - 128)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.3.2.Giải pháp phát triển sản phẩm

Kết hợp các điểm mạnh và thách thức theo ma trận SWOT ta có chiến lược phát triển sản phẩm. Đó là kết hợp điểm mạnh về công nghệ, khả năng nghiên cứu phát triển và diện phủ sóng rộng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới phong phú, phù hợp với khách hang nhằm khắc phục các thách thức của thị trường đang có tốc độ phát triển chậm lại và cạch tranh với các hãng viễn thong di động khác.

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược phát triển sản phẩm mới để tiêu thụ ở các thị trường hiện tại. Là công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa dạng thích hợp, với thị trường rộng lớn, vì vậy mà Viettel cần nghiên cứu đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, với nhu cầu thị trường.

Phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của Tập đoàn cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Tập đoàn đã đưa ra các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng khả của Tập đoàn nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực có lợi thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao). Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn. Dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm ra đời đã có tám triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như sẻ chia tài khoản, dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động…

Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thông rộng không dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2012. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL. Số lượng trạm lớn, rộng khắp của Viettel đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cập với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn. Thông kê mạng lưới cho thấy lưu lượng trung bình của một thuê bao Dcom 3G tại nông thôn còn cao hơn 10% so với thuê bao thành phố. Điều này cho thấy nhu cầu Internet của người dân ở khu vực này rất lớn.

Trong số các nhà mạng hiện nay thì Viettel hiện là nhà cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat, IM…Viettel đang nghiên cứu và đưa thêm một số các dịch vụ gia tăng như Video conference, live sport, digital statistics,..đễ tiếp tục hỗ trợ và thu hút các khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải pháp phát triển mạng lưới

Phân loại theo từng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông mà Viettel có những bước đi trước về đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ, tránh đầu từ dàn trải mà chỉ tập trung vào những dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời cũng là công cụ quản lý của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng: Đối với các vùng nông thôn phát triển cần tập trung đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các DVVT hiện đại: Internet tốc độ cao (ADSL, Wifi), các dịch vụ thông tin di động mới (GPRS, 3G, 4G…), các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (Game Online, IPTV, Truyền hình…) Đối với các vùng nông thôn còn khó khăn cần triển khai và phát triển các DVVT giá rẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng trên địa bàn : VoIP, InternetTelephony, dần dần từng bước phát triển các dịch vụ Internet tốc độ cao. Đối với vùng sâu, vùng xa bảo đảm tất cả các xã đều có ĐTCĐ thông qua mọi hình thức truyền dẫn như: Vệ tinh, cáp đồng, hệ thống điểm đa điểm, tiến tới 2015 đảm bảo kết nối Internet tại địa bàn này là 100%. Viettel nên hợp tác với các DNVT khai thác chung mạng hạ tầng sẵn có, chia sẻ việc đầu tư, hiệu khai thác mạng CSHT. Hoàn thành xây dựng mạng diện rộng tới các chi nhánh, các điểm giao dịch của Viettel. Kết nối Internet băng rộng cho tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp huyện, xã, các trường học, trạm y tế tại các địa phương. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng bao gồm vị trí lắp đặt thiết bị kết nối, ống cáp, bể cáp, cột trụ ănten, thiết bị trong nhà và các phương tiện khác phải được các doanh nghiệp và các chủ mạng dùng riêng sử dụng chung một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chi phí cho việc sử dụng chung địa điểm kết nối và sử dụng chung cơ cở hạ tầng do Viettel và các doanh nghiệp khác dùng riêng tự thỏa thuận trên cơ sở giá thành và được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế.

- Các hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng được khuyến khích áp dụng bao gồm: cùng đầu tư xây dựng các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và chia sẻ dung lượng theo tỷ lệ đầu tư, thuê cáp, sợi cáp, thuê cột awnten, nhượng quyền sử dụng các hệ thống viễn thông…

- Việc chuyển cuộc gọi (roaming) giữa Viettel và các mạng thông tin di động của các nhà khai thác khác được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, Sở Bưu chính viễn thông cần có các hướng dẫn về các trường hợp và điều kiện thực hiện bắt buộc chuyển cuộc gọi giữa các mạng thông tin di động và mở rộng vùng phủ sóng Quốc gia trong những trường hợp cần thiết nhằm mục đích phục vụ thông tin khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, thông tin phục vụ chống bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn, thông tin khẩn cấp khác nhau theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Từng bước thực hiện cơ chế phân tách mạch vòng nội hạt để thúc đẩy phát triển dịch vụ XDSL và dịch vụ điện thoại cố định, góp phần làm tăng doanh thu trên mỗi đôi dây điện thoại. Việc phân tách có thể được triển khai ở 3 mức độ khác nhau: là phân tách hoàn toàn, sử dụng chung mạch vong, chia sẻ băng tần trên đôi cáp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp thuê hạ tầng thuộc ngành truyền hình, điện lực, giao thông vận tải… để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông.

Tại những vùng xa sử dụng thiết bị truy nhập quang (giao diện V5.x) thay thế cho các thiết bị vô tuyến điểm - điểm - đa điểm. Giai đoạn 2011-2015 triển khai lắp đặt thiết bị truy nhập quang tại các điểm Viettel Công cộng, đối với các khu vực dân cư vùng xa sử dụng thiệt bị truy nhập quang để ngoài trời (trạm Out door).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển mạng lưới chú trọng ứng dụng công nghệ chất lượng thế hệ mới mạng NGN.

Phương hướng triển khai:

Chuyển mạng: Từ năm 2012 thay thế các tổng đài vệ tinh bằng các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng. Duy trì tổng đài trung tâm hiện trạng như hiện nay đồng thời phát triển thêm 2 tổng đài đa dịch vụ băng rộng đặt tại Việt Trì và thị xã Từ Sơn.

Mạng truyền dẫn

- Nâng cao năng lực và mở rộng mạng truyền dẫn quang nội tỉnh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu truyền dẫn giai đoạn 2013-2015 và các năm tiếp theo.

- Thành lập các vòng Ring tăng độ an toàn cho mạng, thay thế các tuyến truyền dẫn viba bằng truyền dẫn quang.

- Nâng cao chất lượng mạng truyền dẫn, phục vụ nhu cầu băng thông rộng trong tương lai.

Hiện tại mạng cáp quang của tỉnh có tốc độ 155Mb/s và tốc độ 622Mb/s, do vậy khả năng mở rộng khi có nhu cầu là rất thấp. Nâng cấp mạng mạch vòng cáp quang chính lên tốc độ trên 2,5 Gb/s thay thế cho tốc độ cũ STM-1 do không đáp ứng được dung lượng cho pháp triển thuê bao cố định và băng thông dành cho thuê bao Internet băng rộng ADSL.

Băng thông của mạng truyền dẫn đảm bảo phục vụ truyền khối lượng dữ liệu lớn giữa các đơn bị, phục vụ cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông rộng như hội nghị từ xa, truyền số liệu tốc độ cao …

Mạng cáp quang của tỉnh đã đến hầu hết các trạm viễn thông. Một số mạng chuyển mạch được xây dựng mới do vậy cần xây dựng một số tuyến cáp quang mới. Đồng thời để tăng độ an toàn mạng, tổ chức mạng truyền dẫn quang thành mạch vòng Ring.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 2013 - 2015: Thay thế toàn bộ các điểm chuyển mạch cũ bằng các điểm chuyển mạch đa dịch vụ cảu mạng NGN. Thay thế các tổng đài Host hiện có bằng các Host Multiservice Switch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 110 tổng đài (3 tổng đài HOST và 107 tổng đài vệ tinh) với tổng dung lượng lắp 384.010 lines.

Mạng di động: Triển khai theo hướng mở rộng vùng phủ sóng, tăng chất lượng phủ sóng, rà soát lại các vùng sóng lõm. Giai đoạn tiếp theo mở rộng dung lượng các BTS, tăng mạnh số máy thu phát tại các trạm đã lắp đặt.

- Phát triển hạ tầng, xóa trắng các vùng lõm; đảm bảo vùng phủ 3G như 2G.

+ Mục tiêu đến hết năm 2015 Chi nhánh tập trung phát triển 35 vị trí trạm 2G (Tương ứng với 47 trạm) & 53 trạm 3G với mục tiêu đảm bảo hạ tầng kinh doanh các KV nghẽn và KV sóng yếu. Chỉ rõ các khu vực, các vị trí sóng yếu để tổ chức XD trạm cũng như tối ưu nâng cáo chất lượng mạng cụ thể như:

Chi nhánh tập trung phát triển 23 trạm vùng phủ ở KV sóng yếu để đảm bảo việc chiếm lĩnh thị phần về vùng phủ sóng.

Đặc điểm mật độ dân cư ở KCN có mật độ dân cư lớn gấp ba lần của thành Phố nên đề xuất Guiline chấm trạm Đường kính 500m chấm 1 trạm : Để đảm chống nghẽn đối với KCN đề xuất thêm 12 vị trí trạm lưu lượng. DS chi tiết có phụ lục đính kèm.

Để đảm bảo kinh doanh 3G đề xuất phát triển 53 trạm 3G mới trong đó có triển khai ở 35 vị trí trạm 2G và đề xuất thêm 18 vị trí trạm 3G độc lập.

Về truyền dẫn:

Tập trung phát triển quang hóa 29 các trạm vi ba và 53 trạm mới. Vu hồi cho toàn bộ 17 tuyến cáp độc đạo (vu hồi bằng vi ba hoặc quang).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đảm bảo vu hồi 1+2 cho các tuyến cáp trục STM-16 (hiện tại đã vu hồi 1+2 cho 10/12 links STM-16).

Về công tác cơ điện:

Bổ sung thêm máy nổ trên địa bàn, phấn đấu năm 2013 toàn tỉnh có 90% máy nổ.

Hàng tháng từ mùng 1 đến mùng 5 yêu cầu TTH test 100% máy nổ và accu tại trạm và có KH bão dưỡng accu.

Hoàn thành cải tạo 21 trạm điện áp thấp.

XD thêm 128 nhà máy nổ để đảm bảo UCTT trong mưa và tiến tới đưa trạm thông minh vào hoạt động.

KPI mục tiêu năm 2013:

Phấn đấu các chỉ tiêu KPI chất lượng mạng đều đạt và tốt hơn target. Mạng lưới đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố lớn nghiêm trọng. Gián đoạn thông tin tủ*h đạt 0.6 tốt hơn 40% so với target. Thời gian xử lý sự cố đứt cáp mục tiêu đạt 1,75h (Target 2,75h) tốt hơn so với target 36%.

Đảm bảo hạ tầng tại khu vực lưu lượng cao, nghẽn mạng: Tập trung đáp ứng hạ tầng tại các KCN tạo sự khác biệt so với đối thủ  Tăng thêm: 22.041 thuê bao nhóm CN

Đẩy mạnh khắc phục các Vùng Lõm: Giải quyết dứt điểm các Vùng lõm, khu vực dân kiện khó lên trạm  Nâng cao thị phần thuê bao tại các khu vực này, ước tính: 4.978 thuê bao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Bắc Ninh (Trang 122 - 128)