Xác định mục tiêu phát triển dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Bắc Ninh (Trang 118 - 136)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Xác định mục tiêu phát triển dịch vụ

Chiến lược mở rộng và phát triển thị phần viễn thông thông tin di dộng trong nước của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - Chi nhánh Viettel Bắc ninh trong giai đoạn 2013 đến 2015 được xây dựng dựa trên những cơ sở nền tảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiếp tục khẳng định vị trí, thương hiệu và chất lượng dịch vụ số 1 của Viettel trên thị trường viễn thông trong nước;

Đảm bảo duy trì phát triển và dẫn đầu thị phần viễn thông di động tại tỉnh với thị phần không dưới 40%.

Phát triển mạng lưới - mở rộng thị trường giai đoạn 2013-2015

Phổ cập sản phẩm dịch vụ đến từng thôn xóm, mang sản phẩm Viettel đến tận tay người tiêu dùng sẽ được triển khai trong giai đoạn 2013-2015.

Từ những phân tích về môi trường kinh doanh trong chương 2, tôi tiến hành tổng hợp lại trên cơ sở sử dụng ma trận SWOT để đánh giá một cách tổng quát những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của dịch vụ viễn thông Viettel trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; những cơ hội cũng như thách thức của môi trường bên ngoài để đưa ra nhứng giải pháp phù hợp phát triển dịch vụ viễn thông Viettel trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 3.1. Bảng phân tích ma trận SWOT STRENGTHS S1-Mạng lưới và diện tích phủ sóng, khả năng đáp ứng S2- Thị phần lớn chiếm 36,4%. S3-Tài chính mạnh có tiềm lực lớn

S4-Công nghệ được đầu tư tốt, có khả năng phát triển

S5-Uy tín, thương hiêu S6-Chính sách giá, sản phẩm dịch vụ cạnh tranh

WEAKNESSES

W1-Cơ cấu tổ chức quản lý phụ thuộc vào quốc phòng, mang nhiều tính hành chính

W2-Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều và chưa cao W3-Khách hàng trung thành (thuê bao trả sau) thấp so với Mobiphone, Vinaphone

W4-Nguồn nhân lực dông, phát triển nóng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

OPPORTUNITIES

O1-GDP tăng trưởng cao liên tục trên 6% trong 10 năm.

O2-Chính trị ổn định, pháp luật về viễn thông, truyền thông, cạnh tranh dần hoàn thiện.

O3-Chính phủ hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn thong di động. O4-Chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên đầu tư phát triển O5-Dân số đông (gần 90 triệu người), thị trường viễn thông di động lớn có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới hiện nay.

Chiến lược SO:

- Tiếp tục đầu tư đảm bảo chất lượng phủ sóng và mạng lưới phân phối để mở rộng, thâm nhập thị trường kể cả ở nước ngoài; - Chính sách giá, sản phẩm, thương hiệu, công nghệ để chiếm thị phần từ các đối thủ

- Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Mua lại các hãng viễn thông khác trên thị trường; - Phát huy lợi thế phát triển thuê bao ngoài thành thị;

Chiến lược WO:

- Cải cách bộ máy quản lý, sửa đổi cơ chế tổ chức, cổ phẩn hóa để xóa bỏ dần sự quản lý của Chính phủ; - Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đào tạo nhân viên và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật; - Sử dụng nguồn lao động hợp lý, cần thiết; XD chính sách nhân sự giữ người, thu hút người tài; - Chính sách đặc biệt cho các khách hàng thuê bao trả sau, thuê bao trả trước chuyển sang trả sau;

THREATS

T1-Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty viên thôn di động T2-Tốc độ phát triển thị trường viễn thong di độn đang chậm lại

T3-Áp lực từ khách hàng chuyển sang dùng dịch vụ viễn thong của công ty khác

T4-Đối thủ gia nhập mới, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động T5- Sản phẩm thay thế dịch vụ di động, mạng di động truyền thống (Voi IP, Mạng riêng ảo, Voi chat, Skype, Điện thoại vệ tinh…)

Chiến lược ST:

Giữ vững thị phần, tăng cường Marketing

Phát triển công nghệ mới, công nghệ nội dung các dịch vụ Internet và giải trí mạng trên điện thoại, Ipad và máy tính… Chính sách sản phẩm, giá phù hợp để giữ và thu huets khách hàng; Tận dụng mạng lưới, hạ tầng phát triển thị trường mới ít cạnh tranh, sản phẩm thay thế, đối thủ mới chưa thể vươn tới

Chiến lược WT:

Tăng cường công tác giám sát, quản lý, cải tổ điều hành nhằm phản ứng nhanh với thị trường; Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ hạn chế việc mất khách do dịch vụ;

Cắt giảm chi phí hạ gia thành sản phẩm để cạnh tranh; Tập trung chăm sóc khách hàng trung thành và phát triển khách hàng trung thành từ khách hàng hiện tại;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông tại Chi nhánh Viettel Bắc Ninh

4.1.3.1. Giải pháp phát triển thị trường

Theo ma trận SWOT kết hợp các điểm mạnh và cơ hội sẽ đưa được chiến lược phát triển thị trường tận dụng điểm mạnh về diện phủ song, khả năng đáp ứng thị trường để tận dụng cơ hội thị trường lớn nhất là các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo để tiếp tục phát triển thị trường trước khi bão hoà và suy thoái.

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tăng trưởng hoạt động kinh doanh dịch vụ, tăng vị thế của tập đoàn bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà hiện là thế mạnh của tập đoàn để thu hút và chiếm lĩnh thị trường. Đây là chiến lược đòi hỏi phải đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành để mở rộng các sản phẩm dịch vụ.

Thị trường viễn thông tại Việt nam đang phát triển rất mạnh, các nhà mạng hiện đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần rất khốc liệt. Với thị phần Viettel tại tỉnh Bắc Ninh là 36.4% thì Viettel cần nỗ lực đưa ra những dịch vụ thông tin giá rẻ, hỗ trợ tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ nhằm tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ.

Tính đến 6/2012 dân số thực tại tỉnh (sô dân trong độ tuổi dụng điện thoại + dân nhập cư - dân di cư): 929.505 người. Số lượng thuê bao tăng trưởng trong giai đoạn 2013-2015 là 4% thì số lượng thuê bao trên địa bàn tỉnh 1.301.306 thuê bao. Thị trường còn lại giai đoạn năm 2013 - 2015 sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh là 1.092.228 thuê bao. Trong đó mục tiêu tăng trưởng thuê bao Viettel là 35%. Như vậy thị trường di động tăng trưởng có phần chậm lại và gần đến giai đoạn bão hòa. Thị trường viễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông nói chung và thị trường di động của Viettel trong thời gian gần đây tuy có tăng nhưng tốc độ chậm hơn nhiều so với giai đoạn 2010 đến 2012. Do đó, Viettel cần phải giữ vững thị trường trong nước hiện có và tăng cường phân khúc thị trường vào các vùng cư dân xa xôi, nhắm vào các đối tượng là các hộ gia đình nghèo công chức, học sinh, sinh viên…tầng lớp có mức thu nhập trung bình và kém trung bình.

4.1.3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm

Kết hợp các điểm mạnh và thách thức theo ma trận SWOT ta có chiến lược phát triển sản phẩm. Đó là kết hợp điểm mạnh về công nghệ, khả năng nghiên cứu phát triển và diện phủ sóng rộng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới phong phú, phù hợp với khách hang nhằm khắc phục các thách thức của thị trường đang có tốc độ phát triển chậm lại và cạch tranh với các hãng viễn thong di động khác.

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược phát triển sản phẩm mới để tiêu thụ ở các thị trường hiện tại. Là công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa dạng thích hợp, với thị trường rộng lớn, vì vậy mà Viettel cần nghiên cứu đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, với nhu cầu thị trường.

Phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của Tập đoàn cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Tập đoàn đã đưa ra các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng khả của Tập đoàn nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực có lợi thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao). Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn. Dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm ra đời đã có tám triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như sẻ chia tài khoản, dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động…

Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thông rộng không dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2012. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL. Số lượng trạm lớn, rộng khắp của Viettel đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cập với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn. Thông kê mạng lưới cho thấy lưu lượng trung bình của một thuê bao Dcom 3G tại nông thôn còn cao hơn 10% so với thuê bao thành phố. Điều này cho thấy nhu cầu Internet của người dân ở khu vực này rất lớn.

Trong số các nhà mạng hiện nay thì Viettel hiện là nhà cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat, IM…Viettel đang nghiên cứu và đưa thêm một số các dịch vụ gia tăng như Video conference, live sport, digital statistics,..đễ tiếp tục hỗ trợ và thu hút các khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải pháp phát triển mạng lưới

Phân loại theo từng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông mà Viettel có những bước đi trước về đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ, tránh đầu từ dàn trải mà chỉ tập trung vào những dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời cũng là công cụ quản lý của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng: Đối với các vùng nông thôn phát triển cần tập trung đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các DVVT hiện đại: Internet tốc độ cao (ADSL, Wifi), các dịch vụ thông tin di động mới (GPRS, 3G, 4G…), các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (Game Online, IPTV, Truyền hình…) Đối với các vùng nông thôn còn khó khăn cần triển khai và phát triển các DVVT giá rẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng trên địa bàn : VoIP, InternetTelephony, dần dần từng bước phát triển các dịch vụ Internet tốc độ cao. Đối với vùng sâu, vùng xa bảo đảm tất cả các xã đều có ĐTCĐ thông qua mọi hình thức truyền dẫn như: Vệ tinh, cáp đồng, hệ thống điểm đa điểm, tiến tới 2015 đảm bảo kết nối Internet tại địa bàn này là 100%. Viettel nên hợp tác với các DNVT khai thác chung mạng hạ tầng sẵn có, chia sẻ việc đầu tư, hiệu khai thác mạng CSHT. Hoàn thành xây dựng mạng diện rộng tới các chi nhánh, các điểm giao dịch của Viettel. Kết nối Internet băng rộng cho tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp huyện, xã, các trường học, trạm y tế tại các địa phương. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng bao gồm vị trí lắp đặt thiết bị kết nối, ống cáp, bể cáp, cột trụ ănten, thiết bị trong nhà và các phương tiện khác phải được các doanh nghiệp và các chủ mạng dùng riêng sử dụng chung một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chi phí cho việc sử dụng chung địa điểm kết nối và sử dụng chung cơ cở hạ tầng do Viettel và các doanh nghiệp khác dùng riêng tự thỏa thuận trên cơ sở giá thành và được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế.

- Các hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng được khuyến khích áp dụng bao gồm: cùng đầu tư xây dựng các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và chia sẻ dung lượng theo tỷ lệ đầu tư, thuê cáp, sợi cáp, thuê cột awnten, nhượng quyền sử dụng các hệ thống viễn thông…

- Việc chuyển cuộc gọi (roaming) giữa Viettel và các mạng thông tin di động của các nhà khai thác khác được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, Sở Bưu chính viễn thông cần có các hướng dẫn về các trường hợp và điều kiện thực hiện bắt buộc chuyển cuộc gọi giữa các mạng thông tin di động và mở rộng vùng phủ sóng Quốc gia trong những trường hợp cần thiết nhằm mục đích phục vụ thông tin khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, thông tin phục vụ chống bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn, thông tin khẩn cấp khác nhau theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Từng bước thực hiện cơ chế phân tách mạch vòng nội hạt để thúc đẩy phát triển dịch vụ XDSL và dịch vụ điện thoại cố định, góp phần làm tăng doanh thu trên mỗi đôi dây điện thoại. Việc phân tách có thể được triển khai ở 3 mức độ khác nhau: là phân tách hoàn toàn, sử dụng chung mạch vong, chia sẻ băng tần trên đôi cáp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp thuê hạ tầng thuộc ngành truyền hình, điện lực, giao thông vận tải… để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông.

Tại những vùng xa sử dụng thiết bị truy nhập quang (giao diện V5.x) thay thế cho các thiết bị vô tuyến điểm - điểm - đa điểm. Giai đoạn 2011-2015 triển khai lắp đặt thiết bị truy nhập quang tại các điểm Viettel Công cộng, đối với các khu vực dân cư vùng xa sử dụng thiệt bị truy nhập quang để ngoài trời (trạm Out door).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển mạng lưới chú trọng ứng dụng công nghệ chất lượng thế hệ mới mạng NGN.

Phương hướng triển khai:

Chuyển mạng: Từ năm 2012 thay thế các tổng đài vệ tinh bằng các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng. Duy trì tổng đài trung tâm hiện trạng như hiện nay đồng thời phát triển thêm 2 tổng đài đa dịch vụ băng rộng đặt tại Việt Trì và thị xã Từ Sơn.

Mạng truyền dẫn

- Nâng cao năng lực và mở rộng mạng truyền dẫn quang nội tỉnh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu truyền dẫn giai đoạn 2013-2015 và các năm tiếp theo.

- Thành lập các vòng Ring tăng độ an toàn cho mạng, thay thế các tuyến truyền dẫn viba bằng truyền dẫn quang.

- Nâng cao chất lượng mạng truyền dẫn, phục vụ nhu cầu băng thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Bắc Ninh (Trang 118 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)