Nhận xét chung về đội ngũ CBCC tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 67 - 71)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Nhận xét chung về đội ngũ CBCC tỉnh Quảng Ninh

3.1.3.1. Ưu điểm

- Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản thực hiện đƣợc mục tiêu và các chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ CBCC theo lộ trình đề ra (nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII). Nhìn chung đội ngũ CBCC của tỉnh khá ổn định và đã có sự phát triển và trƣởng thành về nhiều mặt, cơ bản bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hằng năm đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đƣợc đào tạo tƣơng đối toàn diện cả về chuyên môn, LLCT, QLNN, quản lý kinh tế, trình độ ngày càng đƣợc nâng cao. Qua thực tiễn cho thấy, đại đai số đội ngũ CBCC của tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tƣởng của Đảng, phục vụ nhân dân, có ý thức phấn đấu vƣơn lên, từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa, tiếp cận dần với nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý có số lƣợng khá phù hợp với quá trình đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trình độ chuyên môn, LLCT, năng lực lãnh đạo, quản lý đƣợc nâng lên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về chuyên môn: Hầu hết số CB lãnh đạo, quản lý diện Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý có trình độ đại học trở lên (chiếm 98,38% ), 95,3% CB diện cấp huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quản lý có trình độ chuyên môn đại học trở lên; trong đó CB đƣợc đào tạo trình độ trên đại học tăng nhanh: CB diện tỉnh quản lý đạt 13,06%, CB cấp phòng thuộc huyện, sở, ngành, đoàn thể tỉnh quản lý đạt 13,88%.

+ Trình độ LLCT: 100% CB thuộc diện Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý; 96% CB cấp phòng thuộc huyện, sở, ngành, đoàn thể tỉnh đƣợc đào tạo cao cấp, cử nhân LLCT.

Quá trình triển khai thực hiện hiện đƣờng lối đổi mới, đội ngũ CBCC của tỉnh đã nhận thức ngày càng đầy đủ vị thế, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, xác định đúng đắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện đƣợc những kết quả quan trọng, tạo vị thế, nền tảng để Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch theo hƣớng hiện đại vào năm 2015. Nhiều CBCC trẻ đƣợc đào tạo cơ bản, có khả năng tiếp cận nhanh những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại.

- Đội ngũ CBCC ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc đào tạo khá cơ bản, có trình độ chuyên môn, thực hiện khá tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp, tham mƣu, đề xuất trên các lĩnh vực công tác đƣợc giao. Nhiều đồng chí tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế, xã hội, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị.

- Đội ngũ CBCC nữ và dân tộc ít ngƣời trong tỉnh đã có tỷ lệ tƣơng đối cao, có tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn; tích cực cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT cũng nhƣ các kiến thức cần thiết nhƣ: ngoại ngữ, tin học...để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiều đồng chí đƣợc giao giữ những cƣơng vị lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Đội ngũ CBCC cấp xã trong tỉnh có sự chuyển biến tích cực, trình độ, năng lực, ý thức, trách nhiệm đƣợc nâng lên, mối quan hệ, lề lối làm việc, tác phong công tác từng bƣớc đổi mới; chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, kinh tế - xã hội có bƣớc phát triển, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn đƣợc đổi mới. Phần lớn họ đƣợc rèn luyện, thử thách trong quá trình thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều CB đã tích lũy đƣợc kinh nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

3.1.3.2. Những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ CBCC của tỉnh

- Đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý ở cả 3 cấp đều chƣa đảm bảo cơ cấu; CB lãnh đạo, quản lý tuổi bình quân còn khá cao, trẻ tuổi tỷ lệ còn thấp, tạo nên sự hẫng hụt trong đội ngũ CB kế cận ở cả cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở. Một bộ phận CB lãnh đạo, quản lý (nhất là cấp cơ sở) năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nƣớc và của tỉnh hiệu quả công tác chƣa cao. Trong hoạt động lãnh đạo, điều hành còn mang tính sự vụ, thiếu thời gian giành cho việc nghiên cứu, tham mƣu những vấn đề mang tính chiến lƣợc, tính hoạch định tổng thể hay kế hoạch dài hạn. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ, giải quyết điều hành, cải cách hành chính của một bộ phận CB lãnh đạo, quản lý chƣa đạt hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là cấp cơ sở nhìn chung chƣa đƣợc chuẩn hóa theo chức danh.

- Tỉnh chƣa xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ CBCC giỏi ở một số lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, quản lý nhà nƣớc và những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng lợi thế về du lịch.

- Tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC chƣa cao; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế. Một bộ phận chậm đổi mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một bộ phận còn bộc lộ nhiều bất cập về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Trình độ, năng lực, khả năng thực thi nhiệm vụ chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của một tỉnh công nghiệp; còn thiếu những ngƣời có trình độ cao, chuyên gia, nhà quản lý giỏi... Công tác tham mƣu, phối hợp nhóm giữa CBCC trong cùng cơ quan hay khác cơ quan còn hạn chế, có nơi, có chỗ còn biểu hiện cục bộ, cát cứ công việc chuyên môn.

- Chất lƣợng đội ngũ CBCC còn một bộ phận không nhỏ chƣa đáp ứng kịp yêu cầu; Năng lực của một bộ phận CBCC trong hệ thống chính trị chậm đổi mới tƣ duy, thiếu chủ động, sáng tạo; tác phong, lề lối làm việc thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên; tình trạng quan liêu, lãng phí còn sảy ra. Cải cách hành chính còn nhiều vƣớng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cƣơng CBCC chƣa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc còn nhiều yếu kém. Một bộ phận CBCC còn thiếu ý thức tu dƣỡng, rèn luyện, học tập hoặc do bị ảnh hƣởng chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trƣờng dẫn đến có biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện nhƣ bệnh: cơ hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, bệnh hình thức, thành tích, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu gƣơng mẫu, thiếu tinh thần đồng chí.

- Sự thiếu hụt CB trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý đô thị, trình độ, năng lực, kiến thức về kinh tế thị trƣờng, luật pháp, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội của không ít CB còn hạn chế, khả năng dự báo và định hƣớng sự phát triển vẫn còn yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Một số CBCC còn hạn chế về năng lực nghiên cứu tổng hợp, tham mƣu đề xuất, xử lý công việc còn lúng túng, chậm tiếp cận với phƣơng thức quản lý mới nên chất lƣợng, hiệu quả công tác chƣa cao; số CB có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp, làm việc trực tiếp đƣợc với nƣớc ngoài còn thấp.

- Đội ngũ CBCC cấp huyện, hạn chế nổi bật làmất cân đối về cơ cấu độ tuổi; năm 2012, số CB có độ tuổi từ 51 - 55 chiếm 34,3%; trên 55 tuổi chiếm 7,4%. Những năm gần đây, sự mất cân đối về cơ cấu độ tuổi tuy đã đƣợc khắc phục bƣớc đầu, song số CB từ 55 tuổi trở lên giảm không đáng kể.

- Đội ngũ CB khoa học, công nghệ của tỉnh chƣa có chiến lƣợc bài bản, nhìn trên tổng thể còn mỏng về số lƣợng, năng lực còn có khoảng cách khá xa yêu cầu nghiên cứu trƣớc những vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lƣợng khoa học và công nghệ cao. Sự thiếu thiếu hụt những cán bộ đầu ngành, tài năng ở nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao; năng lực định hƣớng phát triển, năng lực dự báo, phân tích, hoạch định chính sách; thẩm định, phân tích, đánh giá, lựa chọn công nghệ, tiếp thu, làm chủ, cải tiến công nghệ còn rất hạn chế.

Việc mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo: một số ngành đƣợc xác định là thế mạnh của tỉnh nhƣ: du lịch, cơ khí, công nghệ vật liệu mới, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và công nghệ thông tin... một trong những hƣớng đột phá trong tƣơng lai nhƣng lực lƣợng còn mỏng. Nhân lực cho khoa học - công nghệ là lực lƣợng chính tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh, tuy nhiên chất lƣợng nghiên cứu, hiệu quả các đề tài, dự án trên thực tế chƣa nổi bật. Nhiều vấn đề cấp bách do thực tế cuộc sống đặt ra chƣa đƣợc nghiên cứu, giải quyết kịp thời.

- Tỷ lệ CB trẻ, CB nữ còn thấp, chất lƣợng chƣa cao, ít nhân tố nổi bật, thực sự xuất sắc trên các lĩnh vực để xem xét, bố trí, giao nhiệm vụ. Đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý là ngƣời dân tộc còn ít, nhất là những địa phƣơng có đông đồng bào dân tộc.

- Đội ngũ CBCC cấp xã còn có mặt hạn chế, bất cập trƣớc yêu cầu thực tiễn, độ tuổi bình quân còn cao, trình độ không đồng đều, nhiều CB chƣa đạt chuẩn chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

danh, số CB biết sử dụng công nghệ thông tin còn thấp. Một bộ phận không nhỏ còn yếu về chuyên môn, trách nhiêm chƣa cao với công việc và nhân dân, khả năng cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách còn hạn chế, chƣa thật sự tâm huyết với công việc. Đội ngũ CB chủ chốt cấp xã còn hình thành nhiều từ nguồn tại chỗ, cơ cấu chƣa đồng bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 67 - 71)