Mục tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

6. Bố cục của luận văn

4.1.4. Mục tiêu

4.1.4.1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2020, nâng cao chất lƣợng đƣợc đội ngũ CBCC của tỉnh vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá trong sáng, vừa có đủ năng lực chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Quảng Ninh trong giai đoạn mới, cơ bản đã trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thƣơng mại đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đội ngũ CBCC có số lƣợng hợp lý, tinh gọn, cơ cấu phù hợp. Đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý, CB khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia đầu ngành nhằm đáp ứng yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầu đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế. Chủ động tạo nguồn CB, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; tăng tỷ lệ CB nữ, CB trẻ, CB là ngƣời dân tộc thiểu số.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng CBCC, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với CBCC, khuyến khích, động viên phát huy sáng kiến, sáng tạo, hiệu quả công tác và sự đóng góp, công hiến của CBCC.

- Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo có chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, hợp lý; mở rộng phạm vi phát hiện, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ cao, ƣu tiên đào tạo các nhóm ngành trọng điểm theo định hƣớng phát triển của tỉnh.

4.1.4.2. Mục tiêu cụ thể

- Về hoàn thiện các cơ chế, chính sách: từ nay đến 2015, phấn đấu xây dựng, hoàn thành việc ban hành các quy định, quy chế về quản lý tổ chức, phân cấp quản lý CBCC, quy định về tiêu chuẩn chức danh CB các cấp quản lý (cấp Tỉnh, cấp huyện quản lý) đảm bảo vừa cụ thể vừa chặt chẽ; các địa phƣơng, cơ quan, đơn vị xây dựng và đƣợc phê duyệt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu CBCC theo ngạch. Hoàn thiện các quy định về công tác tuyển dụng; lựa chọn CB lãnh đạo, quản lý các cấp theo hình thức thi tuyển cạnh tranh; về đánh giá CBCC; về chế độ học tập, ĐTBD; về quy tắc đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của CBCC và viên chức…

- Về đội ngũ cán bộ, công chức

+ Điều chỉnh tổ chức bộ máy, có biên chế phù hợp, bảo đảm số lƣợng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu và có tính kế thừa; có tỷ lệ hợp lý CB nữ, CB trẻ, CB là ngƣời dân tộc thiểu số trong các cấp, các ngành và giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý có chất lƣợng, không vì cơ cấu mà giảm chất lƣợng.

+ Phấn đấu đến năm 2020, bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tập trung ĐTBD nâng cao chất lƣợng, trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBCC: phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở các lĩnh vực tỉnh đang cần và thiếu, nhằm phát huy mọi thế mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế, nhƣ: khoa học - công nghệ; môi trƣờng; du lịch; kinh tế đối ngoại; quy hoạch, kiến trúc, xây dựng; biển đảo và kinh tế biển; nông, lâm nghiệp công nghệ cao; quản lý, khai thác kỳ quan thiên nhiên; quản lý cửa khẩu…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: nâng cao số lƣợng đào tạo trình độ trên đại học; nhất là số CB lãnh đạo, quản lý và quy hoạch dự nguồn diện tỉnh quản lý và đội ngũ giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh.

Đào tạo LLCT: phấn đấu 100% CB đƣơng chức và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Tỉnh quản lý đƣợc đào tạo cao cấp LLCT hoặc cử nhân chính trị - hành chính. 100% CB cấp phòng và tƣơng đƣơng, CB đƣơng chức và quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý diện cấp huyện, sở, ngành quản lý đƣợc đào tạo trung cấp chính trị - hành chính trở lên (trong đó 50% cao cấp, cử nhân LLCT).

ĐTBD về ngoại ngữ, tin học: Chủ động đào tạo về ngoại ngữ đối với nguồn CBCC, phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, lãnh đạo các sở, ngành sử dụng đƣợc 01 ngoại ngữ trong giao dịch thông thƣờng với đối tác nƣớc ngoài. 100% CB lãnh đạo và CC, viên chức các sở, ngành trực tiếp liên quan đến đối ngoại, hợp tác quốc tế, dịch vụ, du lịch, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ trong xử lý công việc.

Nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin, khả năng vận hành và sử dụng hệ thống chính quyền điện tử. Đào tạo chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Thông tin - Truyền thông, Khoa học - Công nghệ, Kinh tế - kỹ thuật.

Chủ động liên kết, hợp tác với các đối tác có uy tín, chất lƣợng ở trong và ngoài nƣớc mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức mới, kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và pháp luật.

+ Đào tạo CBCC cấp xã: Phấn đấu đến 2020, 100% CBCC cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó 70% có trình độ đại học trở lên; 100% CB đƣơng chức và quy hoạch chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã đƣợc đào tạo đại học chuyên môn và trung cấp LLCT trở lên (phấn đấu 150% đƣợc đào tạo cao cấp LLCT); 50% các chức danh trƣởng các đoàn thể, CC cấp xã đƣợc đào tạo trung cấp chính trị - hành chính trở lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)