Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 138)

6. Bố cục của luận văn

4.1.Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu

4.1.1. Dự báo tình hình tác động tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh

4.1.1.1. Cơ sở dự báo

Việc dự báo đòi hỏi phải có sự chính xác tƣơng đối cao, vì dự báo là một trong những căn cứ cần thiết để xây dựng và hoạch định chính sách kinh tế, xã hội. Ở Quảng Ninh, để dự báo đúng xu hƣớng, tình hình nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cần dựa vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có tác động trực tiếp hoặc liên quan đến sự thay đổi, đến chất lƣợng đội ngũ CBCC. Thời gian tới (2013 - 2020) những vấn đề sau đây sẽ là căn cứ quan trọng, chi phối đến việc dự báo.

- Công cuộc cải cách chính sách kinh tế - xã hội; cải cách hành chính; chính sách về công tác tổ chức và CB của Đảng và Nhà nƣớc đang diễn ra mạnh mẽ và có xu hƣớng đi tới hợp lý hóa, minh bạch, khoa học hơn và giải quyết tốt hơn các vấn đề chung đặt ra trong từng giai đoạn. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 là tiếp tục đẩy mạnh CNH - HĐH, đến 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

- Trong lĩnh vực công tác tổ chức CB: Đại hội XI của Đảng cũng xác định ba đột phá, trong đó có yêu cầu phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp đến là thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) ”một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Trung ƣơng sẽ có một số những chủ trƣơng mới và trong đó có chủ trƣơng mang tính đột phá về công tác tổ chức CB; bên cạnh đó sẽ có những điều chỉnh, bổ sung về Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật công vụ và đặc biệt là Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ về CBCC và biên chế. Đây là những dấu hiệu đáng mừng có tác động tốt về mặt tâm lý CBCC nói chung đồng thời là điều kiện chúng ta tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC trong tình hình hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, đến năm 2020 xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, dịch vụ, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nƣớc; tích cực chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, từ “nâu” sang “xanh” nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân, xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

- Những thành công ban đầu của các chƣơng trình, dự án kinh tế có quy mô lớn tầm quốc gia. Hiện nay Quảng Ninh đã và đang đƣợc Trung ƣơng quan tâm: trong nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ thời gian tới Quảng Ninh có nhiều cơ hội phát triển về kinh tế - xã hội: các Khu kinh tế cửa khẩu, các cảng biển, Khu kinh tế thƣơng mại tổng hợp Vân Đồn, hai đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt (Móng Cái, Vân Đồn) sẽ tạo nhiều việc làm mới, đồng thời phát sinh nhiều nội dung mà lĩnh vực quản lý nhà nƣớc phải giải quyết. Chính vì vậy cũng sẽ thúc đẩy mạnh và đòi hỏi việc phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế có thể nói rất độc đáo về du lịch, cảng biển, khoáng sản, cửa khẩu…., Quảng Ninh đang cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nên thời gian tới sẽ thu hút nhiều dự án kinh tế lớn.

Những thời cơ, thuận lợi, thách thức trong nƣớc và quốc tế, mục tiêu phát triển của đất nƣớc và của tỉnh có tác động mạnh mẽ tới tình hình tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCC và công tác CB; đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu phát triển.

4.1.1.2. Dự báo về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBCC

Trên cơ sở những dự báo về kinh tế, xã hội trên, tình hình về đội ngũ CBCC ở Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ có những sự thay đổi đáng kể theo các hƣớng chủ yếu sau:

- Về số lƣợng đội ngũ CBCC sẽ không tăng, mà có chiều hƣớng ổn định. Số CBCC trẻ, có trình độ chuyên môn, đào tạo cơ bản sẽ thay thế dần những CBCC cao tuổi, từng bƣớc đủ điều kiện đáp ứng đƣợc nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài của tỉnh. Trong từng lĩnh vực ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn cao sẽ tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu công việc đặt ra.

- Số CBCC có độ tuổi trên 55 tuổi sẽ giảm nhiều so với hiện nay nhất là giai đoạn 2015-2020 nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt các cấp đến tuổi nghỉ hƣu hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không đủ điều kiện tái cử (cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2006-2021) sẽ đƣợc thay thế bởi lớp cán bộ kế cận. Thay thế vào đó là lớp CBCC trẻ đƣợc tuyển dụng hoặc đƣợc thu hút từ các nguồn khác và chắc chắn lực lƣợng này có trình độ đào tạo cao hơn, sung sức hơn.

- Số CBCC đang có xu hƣơng tăng ở tất cả các cấp, các ngành và mọi lĩnh vực từng bƣớc thiết lập sự cân bằng về giới tính. Số CBCC có trình độ đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ sẽ tăng nhanh, tuy nhiên số có năng lực trình độ thực sự và giàu kinh nghiệm sẽ không nhiều.

- Chất lƣợng đào tạo của đội ngũ CBCC của tỉnh những năm tới sẽ tăng lên khá nhanh cùng với quá trình trẻ hóa, số CBCC trong nhiều lĩnh vực hiện nay đang thiếu và yếu sẽ đƣợc bổ sung và tăng mạnh, nhƣ: Cán bộ khoa học - công nghệ, chuyên gia các ngành, nghề, lĩnh vực nhất là lĩnh vực đang cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên chƣa thu hút đƣợc các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực vì cần đổi mới hơn nữa chính sách thu hút, trọng dụng họ.

- Giai đoạn này là giai đoạn sẽ có nhiều bƣớc ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều dự án, công trình lớn, một số mô hình tổ chức, bộ máy đƣợc hình thành và thí điểm (mô hình bí thƣ kiêm chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện; thí điểm không tổ chức HĐND, thành lập Ban Nội chính, Ban kinh tế, xin chủ trƣơng thành lập các Sở đặc thù, các Khu hành chính - Kinh tế đặc biệt), vừa là thuận lợi nhƣng cũng là thách thức lớn đang đặt ra cho đội ngũ CBCC của tỉnh nhiều việc phải làm. Thực tiễn đang đòi hỏi các địa phƣơng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành và đội ngũ CBCC của tỉnh phải nỗ lực, cố gắng, rất nhiều để phát triển, nâng cao chất lƣợng cả về phẩm chất và năng lực toàn diện. Những năm tới đội ngũ CBCC tỉnh nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh nói riêng sẽ phải năng động hơn, sáng tạo hơn, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn, tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết xây dựng Quảng Ninh phát triển bền vững hơn.

4.1.2. Quan điểm

Việc xác định quan điểm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, phải trên cơ sở quán triệt, nhất quán sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, tiếp tục đƣợc xác định tại Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/2/2009 Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc CB từ nay đến năm 2020; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời phải xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ phát triển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới phù hợp với chỉ đạo của Trung ƣơng đã đƣợc xác định tại Kết luận số 47-KL/TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII và chủ trƣơng, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2010 và Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ chính trị (khóa XI) đã giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tỉnh Quảng Ninh, trƣớc mắt là đảm bảo thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu do Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh đề ra. Cụ thể, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các quan điểm sau:

4.1.2.1. Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ CB, đồng thời phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC

Quan điểm này là quan điểm chủ đạo, xuyên suốt quá trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC. Là nguyên tắc không thể thay đổi trong toàn bộ tiến trình phát triển của đất nƣớc ta. Chất lƣợng đội ngũ CBCC không chỉ là sản phẩm, là ƣớc muốn chủ quan của Đảng, Nhà nƣớc mà còn chịu sự chi phối toàn diện của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo… Đảng trực tiếp lãnh đạo và quyết định các vấn đề về công tác CB, bao gồm từ việc định đƣờng lối, chính sách CBCC đến việc bố trí CB lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc. Sự lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng là nhân tố quyết định sự thành công của công tác CB. Từ quan điểm đến phƣơng pháp đánh giá, ĐTBD, bố trí, sử dụng CBCC phụ thuộc vào vai trò của cấp ủy Đảng. Đảng còn thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác CB của các ngành, các cấp, các địa phƣơng, đây là công việc quan trọng của Đảng.

4.1.2.2. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi nhiệm vụ

Đây là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nƣớc và toàn xã hội. Phải thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC, đổi mới mạnh mẽ công tác CB. Cán bộ phải có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là gốc. Gắn việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC với xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy và đổi mới cơ chế chính sách; gắn công tác CB với công tác chính trị tƣ tƣởng và công tác kiểm tra. Xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC Quảng Ninh phải xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố đặc thù và yêu cầu phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo; đội ngũ CBCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh đƣợc phát triển theo hƣớng chuẩn hoá về kiến thức, năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp, tinh gọn về số lƣợng; chú trọng nâng cao tỷ lệ CB trẻ, CB nữ và cán bộ trƣởng thành từ thực tiễn, có độ tuổi hợp lý. CB lãnh đạo chủ chốt các cấp phải đƣợc rèn luyện và khẳng định sự trƣởng thành qua thực tiễn ở cấp dƣới.

4.1.2.3. Vận dụng sáng tạo các quy định của Đảng, Nhà nước

Việc vận dụng phải sát với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện của tỉnh; đồng thời phải đổi mới tƣ duy, cách làm, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch ở tất cả các khâu, mạnh dạn thí điểm và tạo bƣớc đột phá trong công tác tổ chức CB, đáp ứng tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC và đổi mới công tác CB phải theo hƣớng đồng bộ, đổi mới và mở rộng các giải pháp phát hiện, thu hút, khuyến khích nâng cao chất lƣợng ĐTBD, mạnh dạn ĐTBD cán bộ ở nƣớc ngoài, bố trí CB trẻ, CB đã qua rèn luyện thực tiễn. Việc đánh giá, sử dụng, thực hiện chính sách đối với CB phải trên cơ sở năng lực thực tiễn và hiệu quả công tác.

4.1.2.4. Lấy hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn, thƣớc đo quan trọng để xây dựng đội ngũ CBCC trong từng thời kỳ. Mục đích của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC chính là tạo ra sự phát triển kinh tế; nâng cao đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc; chính trị ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc đảm bảo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên địa bàn, phục vụ nhân dân tốt hơn.... Quan điểm này vừa là mục đích cần đạt đƣợc vừa là căn cứ để thực hiện các nội dung nâng cao chất lƣợng CBCC và công tác CB.

4.1.3. Phương hướng

- Phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC và phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Tập trung nguồn lực, biến mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, từng địa phƣơng, từng ngành thành nguồn lực, tạo bƣớc đột phá trong đội ngũ CBCC từ đó tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, thƣơng mại, du lịch và dịch vụ đồng thời phải hết sức coi trọng phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và coi nông nghiệp, nông dân và nông thôn là điểm tựa ổn định, vững chắc cho các ngành khác, phấn đấu đƣa Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh công nghiệp - thƣơng mại - du lịch - du lịch tạo nền tảng để Quảng Ninh trở thành Trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh phải có tính hệ thống. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh đáp ứng yêu cầu hiện nay, thì việc đổi mới phải thực hiện một cách vừa đồng bộ, bài bản vừa thúc đẩy sự phát triển của các yêu tố bên trong (tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, ĐTBD, điều động, luân chuyển, bố trí, sử dụng, chính sách CBCC... ) đồng thời phải phù hợp với sự vận động phức tạp, đa chiều của các yếu tố bên ngoài (môi trƣờng công tác, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...). Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC phải đứng trên quan điểm hệ thống, phải dựa vào mối quan hệ, tác động chặt chẽ, qua lại với các yếu tố bên ngoài và nội dung của công tác CB. Có nhƣ vậy, đội ngũ CBCC mới thực sự phát triển, chất lƣợng đƣợc nâng cao một cách bền vững; chiến lƣợc, chính sách về CBCC đề ra mới phù hợp, sát đúng với tình hình thực tiễn của từng địa phƣơng. Đối với Quảng Ninh, tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhƣng cũng còn rất nhiều khó khăn, bất cập và chúng ta cũng không thể khoanh tay đứng nhìn tiềm năng lợi thế để mang đến sự thành công. Xuất phát từ những yêu tố nhƣ vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc kịp thời với những đổi mới phải có sự đột phá mạnh mẽ và những việc làm quyết liệt và hiệu quả.

- Công tác CB là vấn đề hệ trọng quyết định trực tiếp đến vận mệnh, sự tồn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 138)