Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng những phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ:

- Đọc và ghi chép thông tin: Đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lƣu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên các văn bản hợp pháp đƣợc lƣu hành, phổ biến của các cơ quan, tổc chức của Đảng, Nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí...

+ Ƣu điểm phƣơng pháp này là giúp ngƣời nghiên cứu tránh sự ghi nhớ thông tin tạm thời, khi xem lại thông tin đã ghi chép, giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác, đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự...

+ Nhƣợc điểm của phƣơng pháp là tốn nhiều thời gian đọc và ghi lại, có thể ghi chép thông tin không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.

- Sao chụp tài liệu: gồm các hình thức: photocopy, quét (scan), chụp… tài liệu nhằm lƣu trữ thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phƣơng pháp này bao gồm: Các văn bản đƣợc dùng làm căn cứ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân CBCC nhƣ: Luật, Nghị quyết, Quyết định, Nghị định, Thông tƣ, Quy định, Chỉ thị, Hƣớng dẫn... của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc; các văn bản là căn cứ trực tiếp giải quyết công việc; các báo cáo thống kê tổng hợp của các cơ quan, đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ; các sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến vấn đề giải quyết công việc.

+ Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh gọn, chính xác, thông tin có thể lƣu giữ lâu dài, độ chính xác cao. Nhƣng, có nhƣợc điểm là tốn thời gian, kinh phí cho photo, scan, chụp tài liệu……

- Tra cứu tìm kiếm thông tin qua mạng Internet: gồm: tìm theo thông tin qua các địa chỉ trang web bằng các công cụ tìm kiếm.

+ Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh, tiện lợi.

+ Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là dễ gây nhiễu thông tin, cho nhiều kết quả thông tin một lúc và có độ chính xác không cao.

2.2.2. Phương pháp thống kê

Là tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về số, chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh theo thời gian và theo đặc điểm, nhóm vấn đề, nội dung cần nghiên cứu, để đánh giá, phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự biến động về số lƣợng, chất lƣợng CBCC qua các dữ liệu thu thập đƣợc, phục vụ cho việc nghiên cứu (nguồn tài liệu, số liệu đƣợc thu thập từ công tác lƣu trữ ở các văn bản, tài liệu, cơ sở dữ liệu, báo cáo khảo sát, đánh giá của các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê...).

+ Ƣu điểm: Ít tốn thời gian, nhân lực và kinh phí, bảo đảm tính kịp thời; cho phép thu thập đƣợc các chỉ tiêu thống kê, phản ánh đƣợc các mặt cần nghiên cứu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Nhƣợc điểm: Các tài liệu, số liệu thống kê thu thập đƣợc có thể bị sai số, chƣa phản ánh chính xác chỉ tiêu tại thời điểm nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

- Tổng hợp thông tin, là phƣơng pháp liên kết các thành phần, các yếu tố thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu. Mục tiêu tổng hợp thông tin là liệt kê tất cả dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp. Kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ƣu điểm: Bằng phƣơng pháp tổng hợp thông tin, ngƣời ta tập hợp các ý tƣởng, các sự kiện thành một tổng thể, ngƣời ta đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học.

+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp thông tin khó có thể đầy đủ toàn diện và kịp thời, vì chủ yếu tổng hợp từ các số liệu thống kê.

- Phân tích thông tin, là thao tác tách một chỉnh thể thành các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò của từng yếu tố trong chỉnh thể đó; nói cách khác phân tích là phƣơng pháp đi từ kết quả đến nguyên nhân, nguyên lý, nên nó là phƣơng pháp nghiên cứu điều tra.

+ Ƣu điểm: Giúp đánh giá một cách chi tiết, cụ thể theo từng khía cạnh, loại trừ những yếu tố không hợp lý, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá một cách chính xác hơn về vấn đề đó.

+ Nhƣợc điểm: Phụ thuộc nhiều vào cách nhìn nhận vấn đề và trình độ của ngƣời phân tích, theo đó các kết quả phân tích đôi khi tách rời hệ thống không thể hiện đƣợc mối liên hệ tổng thể của vấn đề nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Là so sánh giữa quá với khứ hiện tại, giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu kia trên cùng một tiêu thức nhƣng ở thời gian, không gian khác nhau.

+ Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện; giúp ngƣời thẩm định không gặp khó khăn về kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình hóa toán học, mà dựa vào sự hiện diện của các chỉ tiêu so sánh; kết quả của phƣơng pháp phản ảnh thực tế, đánh giá khách quan nên đƣợc mọi ngƣời sử dụng.

+ Nhƣợc điểm: Cần phải có thông tin rõ ràng, chính xác. Các thông tin giao dịch nếu không chính xác, thì không đƣợc sử dụng phƣơng pháp này; thông tin trong một thời gian ngắn khó có thể đánh giá chính xác.

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế

Là việc khảo sát nắm tình hình thực tế tại địa bàn, cơ quan, tổ chức cần nghiên cứu, là một hình thức tham khảo chung để thu thập hoặc lấy những thông tin mới bên ngoài nơi làm việc; quá trình nghiên cứu có thể đƣợc tiến hành bằng các bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn đối tƣợng. Sử dụng câu hỏi điều tra để thu thập thông tin về chỉ tiêu cần nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ƣu điểm: Thu thập đƣợc thông tin, số liệu chính xác về thực trạng số lƣợng, chất lƣợng, đặc điểm của đối tƣợng cần nghiên cứu.

+ Nhƣợc điểm: Các thông tin, số liệu thu thập đƣợc phản ánh kịp thời, đặc điểm của đối tƣợng cần nghiên cứu, nhƣng kết tùy thuộc vào bảng hỏi chọn mẫu, đối tƣợng và địa bàn.

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc thông tin khá chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định sát thực. Kết quả này sẽ giúp tác giả có thể đƣa ra các ý kiến đóng góp sát, hợp với thực tiễn. Trong đề tài áp dụng phƣơng pháp này sẽ phỏng vấn các đồng chí CBCC làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể, những ngƣời làm công tác chuyên môn nhiều năm (đang công tác hoặc đã nghỉ hƣu) có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này. Nội dung phỏng vấn về chất lƣợng đội ngũ CBCC; công tác CB; các nhân tố ảnh hƣởng đến đội ngũ CBCC và chất lƣợng công tác CB, các giải pháp nâng cao chất lƣợng CBCC.

+ Ƣu điểm: Do trực tiếp đối thoại, trao đổi nên trong quá trình có thể thuyết phục đƣợc đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra.

+ Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này mất nhiều thời gian tiếp cận ngƣời đƣợc phỏng vấn, quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tổng hợp đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ngƣời CBCC, có tinh thần yêu nƣớc, tận tuỵ phục vụ nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; có ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tính nhiệm hay không.

2.3.2. Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà CBCC đƣợc đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ đƣợc giao, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực đƣợc giao hay không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý LLCT mà đội ngũ CBCC của tỉnh đƣợc đào tạo, về khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, khả năng tƣ duy, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung vào lý luận xem có nắm vững về quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không. Nếu không có trình độ lý luận có thể giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, có thể sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí. Bên cạnh chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, LLCT còn có các chỉ tiêu về trình độ quản lý nhà nƣớc, trình độ ngoại ngữ, tin học mà ngƣời CBCC cần đƣợc trang bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 55)