Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Quảng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 58)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Quảng

liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và những tiềm năng, lợi thế nổi bật

Quảng Ninh là tỉnh địa đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa chiến lƣợc hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; hợp tác liên vùng Bắc bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc, là điểm quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.... Với 4 thành phố (1 thành phố cửa khẩu), 1 thị xã, 9 huyện (7 huyện miền núi, 2 huyện biên giới, 2 huyện đảo); 186 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 17 xã, phƣờng, thị trấn biên giới đất liền và 11 xã, phƣờng, thị trấn biên giới trên biển; có các cửa khẩu quốc tế sôi động (7 cửa khẩu, cảng) gắn với đầu mối giao thông quan trọng....

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102 Km2

, với 313 Km đƣờng biên giới giáp Trung quốc (trên đất liền 118,5 km, trên biển 191 km); diện tích mặt biển 6.000 Km2, bờ biển dài, đẹp với chiều dài 250 Km, có 2077 hòn đảo đất, đá các loại với đa dạng hệ sinh thái, thực vật, sinh học, là tiềm năng to lớn cho phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và trở thành trung tâm kinh tế biển đảo. Có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa nổi trội, với Vịnh Hạ Long - 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên, Di sản văn hóa thế giới và đƣợc công nhận là Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới; Vịnh Bái Tử Long với hệ sinh thái rừng, biển, đảo đa dạng, đặc sắc và với Yên Tử khu du lịch văn hóa tâm linh độc đáo, đa dạng sinh học. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các trung tâm và nhiều loại hình du lịch, hƣớng đến phát triển các dịch vụ văn hóa, giải trí ngang tầm các nƣớc trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoán sản phong phú với trữ lƣợng lớn nhƣ: than đá, đất sét, đá vôi... là điều kiện và cơ hội để phát triển công nghiệp khai thác than (than đá chiếm 95% sản lƣợng cả nƣớc), sản xuất nhiệt điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(chiếm 15% lƣợng điện cả nƣớc) và vật liệu xây dựng chất lƣợng cao (xi măng chiếm 14% sản lƣợng cả nƣớc)...

3.1.1.2. Vài nét chủ yếu về tình hình kinh tế của tỉnh có liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC

Hiện nay, trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt - Trung cũng nhƣ ASEAN - Trung Quốc ngày càng đƣợc củng cố, đẩy mạnh, với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm lực kinh tế đƣợc xây dựng qua gần 30 năm đổi mới đã giúp Quảng Ninh có vị thế ngày càng quan trọng trong hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc Bộ Chính trị và Chính phủ xác định và định hƣớng trong các văn bản chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân ƣớc đạt 12,7% (gấp 1,8 lần so cả nƣớc); năm 2012 tăng 7,4%; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2012 ƣớc đạt 2.635 USD, gấp 1,64 lần so với cả nƣớc (1.600 USD). Tăng trƣởng GDP của tỉnh cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nƣớc và nằm trong nhóm các địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng cao nhất cả nƣớc. Thu ngân sách năm 2012 đạt 29.473 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2012: công nghiệp 51,39%, dịch vụ 43,43%, nông nghiệp 5,18%.

Tuy kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh, nhƣng chƣa bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ... mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý, chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động phổ thông, giá rẻ (thu nội địa năm 2011 từ than và đất chiếm 77%; năm 2012 chiếm 50%). Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ, còn yếu kém và thiếu những công trình trọng điểm, nổi bật nhƣ đƣờng cao tốc, sân bay, đƣờng sắt, các thiết chế du lịch, văn hóa thể thao... Phát triển công nghiệp khai thác than chƣa có kế hoạch bài bản nên để lại hậu quả về môi trƣờng khá nghiêm trọng. Hàm lƣợng khoa học công nghệ trong sản xuất chƣa cao, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm chƣa qua chế biến, khả năng cạnh tranh còn yếu.

Bên cạnh đó chƣơng trình cải cách hành chính chuyển biến còn chậm, hiệu quả chƣa cao, thủ tục còn rƣờm rà, chồng chéo, chính sách thu hút đầu tƣ và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao chƣa đủ mạnh. Quản lý nhà nƣớc về đất đai, tài nguyên khoáng sản còn nhiều sơ hở, yếu kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.3. Về tình hình xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Dân số của tỉnh hiện có gần 1,2 triệu ngƣời với 23 dân tộc anh em, dân tộc Kinh chiếm 89%; Tày 3%; Dao 5 %; Sán Dìu, Sán chay 2,7%; Hoa 3,7%;... Dân số ở các xã giáp biên giới đất liền và biển có 101.824 ngƣời (chiếm gần 12%).

Bên cạnh tăng trƣởng kinh tế, các vấn đề về xã hội của tỉnh cũng khá phát triển: Hoạt động văn hoá thông tin phát triển khá rộng khắp, góp phần tích cực, hiệu quả trong phát triển kinh tế. Công tác quản lý, khai thác các di tích, danh thắng đƣợc quy hoạch, sắp xếp, đầu tƣ ban đầu có qui mô, kết hợp hiệu quả văn hóa với du lịch; công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản - Kỳ quan Thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long đƣợc quan tâm.

- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục đào tạo cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc đƣợc quan tâm. Hệ thống các trƣờng nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ sung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Công tác khuyến học, khuyến tài đƣợc quan tâm, có bƣớc phát triển mạnh. Việc xây dựng xã hội học tập đạt kết quả khá tích cực, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân có thêm cơ hội đƣợc học tập nâng cao hiểu biết, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành các mục tiêu về kiên cố hóa trƣờng - lớp, nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học tạm, phòng học 3 ca.

- Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm qua, là tỉnh đã tích cực thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 8,19% năm 2005 giảm còn 3,69% năm 2012.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố và nâng cấp. Đến năm 2012, 100% trạm y tế xã đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đạt chuẩn quốc gia, toàn tỉnh đạt 42,3 giƣờng bện và 9 bác sỹ trên 1 vạn dân; 100% đơn vị cấp xã có trạm y tế, có quỹ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; công tác xã hội hóa hoạt động y tế phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch lớn về điều kiện văn hóa - xã hội giữa các vùng: thành phố, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số... Có khoảng cách quá xa giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo (giữa 20% ngƣời giàu nhất với 20% ngƣời nghèo nhất khoảng 8 lần - thuộc nhóm các địa phƣơng cao nhất cả nƣớc). Tình hình trật tự an toàn xã hội có nơi, có lúc chƣa vững chắc; hệ thống chính trị các cấp có mặt còn hạn chế, yếu kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, chính là yếu tố con ngƣời - nguồn nhân lực cho sự phát triển; công tác tổ chức CB còn có những tồn tại: tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo; đội ngũ CBCC chƣa đồng bộ, trình độ, năng lực, chất lƣợng, hiệu quả công tác chƣa đáp ứng yêu cầu. Tỉnh chƣa chủ động chuẩn bị đƣợc nguồn nhân lực và đội ngũ CBCC có đủ chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mở cửa, hội nhập quốc tế.

Quảng Ninh đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh CNH - HĐH trên tất cả các lĩnh vực, đã đặt ra cho đội ngũ CBCC và công tác CB những yêu cầu mới. Từ thực tế trên cần phải xem xét đánh giá về thực trạng CBCC; công tác tổ chức CB nhằm xác định và phân tích các nguyên nhân tác động để có cơ sở nhìn tổng thể hơn về chất lƣợng đội ngũ CBCC.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 58)