Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện;

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 39 - 40)

án, quyết định của Tòa án cấp huyện;

Theo các quy định trên thì thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là tương đối rộng. Tuy nhiên, xét về thực tế thì việc kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu được tiến hành đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao.

Để tránh những hậu quả không thể khắc phục được do việc thi hành bản án, quyết định có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới gây ra, các quy định về hoãn thi hành án để xem xét việc kháng nghị hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định khi kháng nghị đã được thực hiện. Theo quy định tại Điều 286, 307, 310 – BLTTDS thì người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị; người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.

Câu 76: So sánh quyền hạn của hội đồng phúc thẩm, hội đồng giám đốc thẩm dân sự với quyền hạn của hội đồng tái thẩm dân sự?

a) Quyền hạn của hội đồng phúc thẩm dân sự.

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai đối với vụ án. Vì vậy, Điều 275 – BLTTDS quy định khi xét xử phúc thẩm hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền hạn sau đây:

- Thứ nhất, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ, không hợp lệ

thì hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận (bác) kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

- Thứ hai, sửa bản án sơ thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm.

Theo Điều 276 – BLTTDS, hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm trong những trường hợp sau đây: + Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;

+ Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

- Thứ ba, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án dân sự.

Theo Điều 277 – BLTTDS, hôi đồng xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

+ Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa Phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;

+ Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

- Thứ tư, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo Điều 278 – BLTTDS, hôi đồng xét xử

phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định ttaij Điều 192 – BLTTDS.

b) Quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự.

Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự đều là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, các quy định về quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có nhiều điểm chung. Theo quy định tại Điều 297 và Điều 309 – BLTTDS thì hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có các quyền hạn sau:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại;

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, do sự khác nhau về căn cứ kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nêm quy định về quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm, tái thaamr cũng có sự khác biệt nhất định.

Theo quy định BLTTDS thì hội đồng tái thẩm không có hai quyền hạn là quyền giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa và hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc thẩm lại. Sự khác biệt này là do việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm dựa trên cơ sở phát hiện có tình tiết mới nên nếu xác định có tình tiết mới thì hội đồng tái thẩm cần hủy bản án, quyết định để xét xử sơ thẩm lại nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử.

CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 20111.Về kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong tố tụng dân sự. 1.Về kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Trong điều kiện thực tiễn ở VN hiện nay, khi mà trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án thì việc quy định tăng thẩm quyền của Viện kiểm sát để Viện kiểm sát được tham gia các phiên toà dân sự, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình là cần thiết. Do vậy, K3, DD1 đã quy định cụ thể hơn về kiểm sát việc tuận thủ theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

2. Về thẩm quyền của Toà án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 bỏ qua quy định về thẩm quyền này của Toà án đã gây trở ngại cho hoạt động xét xử và không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong trường hợp quyết định của cơ quan, tổ chức khác rõ ràng trái pháp luật nhưng không

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 39 - 40)