Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm:

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 26 - 27)

* Thủ tục áp dụng BPKCTT:

- Thủ tục gửi đơn yêu cầu (K1, Đ117- BLTTDS);

- Thủ tục xem xét và ra quyết định giải quyết đơn yêu cầu: Sau khi nhận được đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, tùy vào từng thời điểm nhận đơn mà Tòa án xem xét, giải quyết đơn yêu cầu như sau:

+ Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì ngay sau khi nhận đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, chánh án Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết yêu cầu. Thẩm phán được chỉ định phải có quyết định về việc giải quyết yêu cầu áp dụng

BPKCTT trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu. Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì phải ra quyết định áp dụng BPKCTT, nêud không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì phải có văn bản thông báo cho người yêu cầu và giải thích rõ lý do của việc không nhận;

+ Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT mà người yêu cầu không phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xem xét và quyết định áp dụng BPKCTT, nếu không chấp nhận phải có văn bản thông báo cho người yêu cầu biết rõ lý do. Trường hợp người yêu cấu Tòa án áp dụng BPKCTT phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì thẩm phán phải ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi người yeu cầu đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.

+ Trường hợp tại phiên tòa mới có yêu cầu áp dụng BPKCTT thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét và quyết định chấp nhậ hay không chấp nhận yêu cầu. Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT, Hội đồng xét xử sẽ ra ngay quyết định nếu người yêu cầu không phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Nếu người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT

phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định ngay sau khi người yêu cầu thực hiện xong nghĩa vụ bảo đảm. Quyết định áp dụng BPKCTT sẽ có hiệu lực pháp luật ngay (Đ123 – BLTTDS). Vì vậy, người đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác không có quyền kháng cáo; viện kiểm sát không có quyền kháng nghị về quyết định áp dụng BPKCTT. Lý do giải thích cho quy định nŕy lŕ do tính chất khẩn cấp trong việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của đýőng sự nęn quyết định áp dụng BPKCTT phải đuwocj thi hŕnh ngay, nếu quyết định này mà bị kháng cáo, kháng nghị thì tính kịp thời trong việc apos dụng BPKCTT không còn bảo đảm nữa.

Trường hợp sau khi xem xét yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT mà Tòa án nhận thấy yêu cầu đó không có căn cứ thì Tòa án không chấp nhậ yêu cầu. Việc không chấp nhận yêu cầu này phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, trong thông báo phải ghi rõ lý do của việc không chấp nhận.

- Thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT.

+Khi không đồng ý với quyết định áp dụng BPKCTT hoặc vì Tòa án không ra quyết định áp dụng BPKCTT, đương sự có quyền làm đơn khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền ra văn bản kiến nghị gửi đến Tòa án đã ra bản án hoặc không ra quyết định áp dụng BPKCTT;

+ Thời hạn khiếu nại của đương sự, thời hạn kiến nghị của viện kiểm sát là 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng BPKCTT. Nếu khiếu nại, kiến nghị được gửi đến Tòa án trước khi mở phiên tòa thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của chánh án Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT. Thời hạn do pháp luật quy định để chánh án giải quyết trong trường hợp này là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị. Nếu tại phiên tòa mà người có khiếu nại, kiến nghị mới đưa ra khiếu nại, kiến nghị thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng và quyết định này phải được cấp hoặc gửi cho người khiếu nại, kiến nghị và những người khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

* Thủ tục thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. (Đ121 – BLTTDS).

Theo quy định này thì Thủ tục thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thực hiện tương tự thủ tục áp dụng BPKCTT đã quy định tại Đ117 – BLTTDS như người có yêu cầu thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ BPKCTT phải làm đơn yêu cầu, kèm theo đơn yêu cầu thì người có yêu cầu cần phải gửi cho Tòa án những chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho êu cầu. Sau khi nhận được đơn yêu cầu Tòa án sẽ tiến hành xem xét để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu.

Đối với việc hủy bỏ BPKCTT, Tòa án chỉ ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đã áp dụng khi có một trong các căn cứ được quy định tại Đ122 – BLTTDS, đó là:

+ Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đè nghị hủy bỏ;

+ Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

+ Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLTTDS.

Sau khi ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đã áp dụng Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng BPKCTT nhậ lại tài sản bảo đảm đã nộp, trừ trường hơepj người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba.

Quyết định thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT cũng là quyết định có hiệu lực pháp luật ngay. Nếu đương sự, viện kiểm sát không đồng ý với quyết định thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT thì các chủ thể này có quyền khiếu nại, kiến nghị. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đuwocj thực hoeenj tương tự như thủ tục yêu cầu và giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT.

Câu 55a: Các BPKCTT và việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng BPKCTT theo BLTTDS?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 26 - 27)