Cách tính thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 29 - 30)

Áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự năm 2005

Câu 57: Thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án dân sự? (K3, Đ159 – BLTTDS)

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

PHẦN HAI

CHƯƠNG 7: THỦ TỤC SƠ THẨM DÂN SỰ

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên tòa xét xử giải quyết vụ án dân sự lần đầu hoặc từ đầu của Tòa án.

Câu 58: Phân tích các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự? Ví dụ minh họa?

a) Khái niệm: Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc chủ thể khác theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước khi bị xâm phạm hoặc tranh chấp.

b) Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự:

* Thứ nhất, về chủ thể khởi kiện: Người khởi kiện phải có tư cách về mặt pháp lý

+ Cơ quan, tổ chức và chủ thể khác khởi kiện vụ án dân sự phải do người đại diện hợp pháp của họ. Ví dụ, Theo (Đ162 – BLTTDS) thì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, hội liên iệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật Hôn nhân và gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần thiết để bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định và cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vự mình phụ trách.

+ Cá nhân khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự;

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác khởi kiện vụ án dân sự phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Lưu ý: Chủ thể khởi kiện và người bị khởi kiện phải có quan hệ pháp luật. Ví dụ: vợ chồng ly hôn phải có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cơ quan có thẩm quyền cấp thì Tòa án mới giải quyết.

* Thứ hai, về Thẩm quyền: được quy định tại các Điều 25 đến 36 – BLTTDS.

+ Thẩm quyền theo loại việc; + Thẩm quyền theo cấp xét xử; + Thẩm quyền theo lãnh thổ.

Việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án là để bảo đảm hiệu quả giải quyết vụ án và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng.

* Thứ ba, Vụ án chưa đư ợc giải quyết bằng 1 bản án hoặc một quyế t đ ị nh đ ã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyế t đ ịnh có hiệu lực củ a cơ quan nhà nư ớc có thẩm quyền. Trừ một số trường hợp đặc biệt khiếu kiện lại.

Để bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một vụ việc dân sự đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì không được giải quyết lại nên không có quyền khởi kiện đối với vụ việc này. Tuy vậy, đối với một số vụ việc do đặc điemr, tính chất của quan hệ pháp

luật nội dung cần giải quyết và yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật quy định Tòa án được giải quyết lại nên có thể khởi kiện lại như vụ án mà Tòa bác đơn xin ly hôn (Ví dụ: Hai vợ chồng nộp đơn ra Tòa án xin ly hôn nhưng người vợ có thai và sinh con), xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện (Đ168 – BLTTDS)

* Thứ 4, về thời hiệu khởi kiện: Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo đảm việc giải

quyết tranh chấp của Tòa án và sớm ổn định các quan hệ xã hội. Người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại phải thực hiện quyền khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Tuy vậy, đối với trường hợp khởi kiện vụ án dân sự quá thời hiệu khởi kiện mà có chứng cứ, tài liệu chứng minh là do gặp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc do chưa có người đại diện thì vẫn được chấp nhận.

Câu 59: Phân tích các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện?

Đó là các trường hợp được quy định tại K1, Đ168 – BLTTDS: - Thời hiệu khởi kiện đã hết;

- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

- Hết thời giạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ Luật này mà người khởi kiện không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

- Vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện thụ lý vụ án thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Tòa án chỉ trả lại đơn khởi kiện khi chưa thụ lý vụ án dân sự, phát hiện một trong các căn cứ quy định tại K1, Đ168 – BLTTDS. Việc trả lại đơn khởi kiện, khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Đ168, Đ170 – BLTTDS. Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết. Thông báo có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua đường bưu điện. Người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trả lại. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải giải quyết khiếu nại.

Câu 60: Thời điểm thụ lý vụ án của Tòa án?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 29 - 30)