Khái niệm: Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 31 - 32)

thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

b) Những vụ án Tòa án không được hòa giải bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại “tài sản của nhà nước – tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước quy định tại Đ200 – BLDS năm 2005 và được điều chỉnh theo các quy định tại mục 1, chương XIII của BLDS năm 2005: Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại “tài sản của nhà nước là trường hợp tài sản của nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự… gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản nhà nước đó có yêu cầu bồi thường. Ví dụ: Ngân hàng cho nông dân vay vốn để sản xuất, do điều kiện khách quan nên đã bị thua lỗ, người nông dân không trả được tiền vay và lãi cho ngân hàng) và vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. (Đ181 – BLTTDS)

c) Không hòa giải được là Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng các bên đương sự không tự thỏa thuận được với nhau. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được khi Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng và đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự (Đ182 – BLTTDS).

d) Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và lập thủ tục, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Câu 63: Phân biệt trường hợp các đương sự Hòa giải, tự hòa giải với trường hợp Tòa án hòa giải không thành?

Hoà giải là quyền tố tụng của đương sự và cũng chỉ đương sự mới có quyền hoà giải vì đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung nên có quyền tự mình quyết định những vấn đề của vụ tranh chấp.

a) Hòa giải, tự hòa giải:

- Giống nhau: Đều là sự thỏa thuận của đương sự.

- Khác nhau: Vai trò của Tòa án ở hai trường hợp này khác nhau:

+ Hòa giải chỉ tiến hành một số vụ án dân sự trong giai đoạn chuẩn bị tiến hành xét xử (Đ184, 185a – BLTTDS). + Tự hòa giải tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự và không theo một trình tự nào. - Hậu quả pháp lý: (Đ187 – BLTTDS).

Tự hòa giải về một vụ việc dân sự không yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết nữa (Đ192 – BLTTDS). Nghị quyết 03/2003 – HĐTPTANDTC: Lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận (tự hòa giải) và ra quyết định công nhận sự tự hòa giải áp dụng Đ 187-BLTTDS để giải quyết.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sự hoà giải vừa được quy định với nghĩa là quyền tự định đoạt của đương sự, đồng thời cũng được khẳng định là một trong những nguyên tắc đặc trưng của tố tụng dân sự. Khoản 2 Điều 5 BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền… thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Và Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS. Dù việc hoà giải do Toà án tiến hành hay do các đương sự tự thoả thuận cũng phải xuất phát từ ý chí chủ quan, từ sự tự nguyện của đương sự, không ai, bằng bất cứ hình thức nào có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thoả thuận với nhau giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp và nội dung hoà giải giữa các đương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra do yêu cầu của việc giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự việc hòa giải chỉ được tiến hành trước khi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

b) Trường hợp Tòa án hòa giải không thành:

- Trường h p v ch ng cùng yêu c u xin ly hôn thì Toà án v n ph i ti n hành hoà gi i. N u hoà gi i ợ ợ ồ ầ ẫ ả ế ả ế ả

hai bên không tho thuả ận được ho c có tho thuặ ả ận nh ng không bư ảo đảm quy n lề ợi chính áng cđ ủ ợa v và con,

đồng th i ti n hành m phiên toà xét x v án ly hôn theo th t c chung. ờ ế ở ử ụ ủ ụ

Câu 64: Phân biệt Tạm đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 31 - 32)