Đình chỉ giải quyết vụ án tại Tòa án phúc thẩm.

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 35 - 36)

Quy định tại Điều 269, Điều 278-BLTTDS.

Câu 69: Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm và cho ví dụ minh họa?

Phúc thẩm là xét xử lại vụ án nên chỉ những vấn đề đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết thì mới được Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết. Vì vậy, nếu có kháng cáo, kháng nghị đối với những vấn đề chưa được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết thì Tòa án cấp phúc thẩm không có trách nhiệm và cũng không được giải quyết vì không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm.

Theo Điều 263-BLTTDS, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc phần khác của bản án có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Phần của bản án có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù chúng không bị kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ : Tại bản án số 68/2006/DS-ST ngày 16.3.2006, Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh TB đã quyết định xử chia di sản thừa kế của ông H cho 7 thừa kế theo pháp luật của ông H. Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định các thừa kế của ông H phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do ông H để lại đối với ông B. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông B kháng cáo phần bản án sơ thẩm về thanh toán nghĩa vụ tài sản mà các thừa kế của ông H phải thực hiện đối với ông B trong khối di sản do ông H để lại. Trường hợp này việc giải quyết kháng cáo của ông B đòi hỏi phải xem xét đồng thời bản án về chia di sản thừa kế của ông H cho các thừa kế theo đúng quy định của Bộ luật dân sự là người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Câu 70: Phân tích quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm?

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai đối với vụ án. Vì vậy, Điều 275-BLTTDS quy định khi xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền hạn sau đây:

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 35 - 36)