Đình chỉ giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sõ thẩm?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 32 - 35)

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Việc đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự được thực hiện theo các quy định tại Điều 192,1903,194 – BLTTDS và Hướng dẫn tại Mục 8, Phần II, Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của HĐTPTANDTC

- Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự(Đ192 – BLTTDS)

- Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

+ Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không phụ thuộc vào đương yêu cầu hay không. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Nội dung quyết định ghi rõ căn cứ ra quyết định và quyết định thuộc trường hợp nào quy định tại Đ 192 – BLTTDS). Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ. Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

- Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.(Đ190 – BLTTDS)

+ Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoạt động giải quyết vụ án được tạm thời ngừng lại; Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho đương sự. Khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự đó, trừ trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân do người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần hai mà vẫn vắng mặt, đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án đó liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Số tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại K2, Đ192 – BLTTDS (những trường hợp nếu chưa thụ lý vụ án thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu thụ lý vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án) tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.

Câu 65: Phân tích căn cứ, thẩm quyền và hậu quả của đình chỉ giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm?

- Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự(Đ192 – BLTTDS)

+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

+ Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; + Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

+ Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; + nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

+ Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

+ các trường hợp quy định tại Đ 168 – BLTTDS (các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện); + Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

- Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

+ Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không phụ thuộc vào đương yêu cầu hay không. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Nội dung quyết định ghi rõ căn cứ ra quyết định và quyết định thuộc trường hợp nào quy định tại Đ 192 – BLTTDS). Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ. Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

- Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.(Đ190 – BLTTDS)

+ Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoạt động giải quyết vụ án được tạm thời ngừng lại; Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho đương sự. Khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì đương sự không có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự đó, trừ trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân do người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần hai mà vẫn vắng mặt, đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án đó liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Số tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại K2, Đ192 – BLTTDS (những trường hợp nếu chưa thụ lý vụ án thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu thụ lý vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án) tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.

Câu 66: Phân tích cách giải quyết của Tòa án trong trường hợp đương sự vắng mặt khi đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến tham gia phiên tòa sơ thẩm? (Đ 202)

Theo hướng dẫn tại mục 1, Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐTP ngày 12/05/2006 của HĐTPTANDTC thì:

+ Tòa án chỉ có thể tiến hành xét xử vụ án dân sự khi có đương sự vắng mặt tại phiên tòa trong các trường hợp quy định tại Đ 202 – BLTTDS (không phân biệt chỉ có một đương sự, một số đương sự hoặc tất cả các đương sự trong vụ án đều có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt); do đó, khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất theo quy định tại K1, Đ199, Đ200 và K1, Đ 201 – BLTTDS dù không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa sơ thẩm.

+ Đối với những trường hợp đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại K2, Đ195 – BLTTDS đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy tờ triệu tập phiên tòa theo quy định tại các điều từ Đ 150 đến 156 – BLTTDS và đương sự đã chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày Tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham dự phên tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…) nên họ khoong thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, thì Tòa án cũng phải hoãn phiên tòa.

Trường hợp do Tòa án không nhận được thông báo từ phía đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ, nếu sau khi bản án, quết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có sự khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên tòa là do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thì khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm.

CHƯƠNG 8: THỦ TỤC PHÚC THẨM DÂN SỰ

Thủ tục phúc thẩm dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền xét xử lại vụ án dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục phúc thẩm dân sự tại Tòa án Việt Nam hiện nay được thực hiện theo các quy định tại các Điều 242 đến Điều 281 – BLTTDS và Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần 3 “Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm” của BLTTDS.

* Ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm dân sự:

- Việc xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm vừa có ý nghĩa bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự vừa có ý nghĩa làm cho bản án, quyết định của Tòa án hợp pháp và có căn cứ.

- Thông qua việc xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm dân sự các đương sự có cơ hội, có điều kiện tham gia tố tụng một lần nữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Tòa án có thẩm quyền kiểm tra, xem xét sửa chữa được những vi phạm pháp luật, sai lầm trong các bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của tòa án cấp sõ thẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặt khác, thông qua việc xét xử lại vụ án dân sự thủ tục phúc thẩm dân sự, Tòa án cấp trên còn tổng kết, rút kinh nghiệm và hướng dẫn hoạt động xét xử đối với Tòa án cấp dưới bảo đảm hoạt động xét xử và áp dụng pháp luật được thống nhất giữa các Tòa án. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn phát hiện được cả những khiếm khuyết của quy phạm pháp luật, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chúng.

Câu 67: Cách tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm? cho ví dụ minh họa? (Đ 245, 252)

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là khoảng thời gian do pháp luật quy định cho người có quyền kháng cáo, kháng nghị được kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Việc pháp luật quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị bảo đẩm việc xét xử phúc thẩm khắc phục được những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm và tránh việc lạm dụng quyền kháng cáo, kháng nghị kéo dài việc giải quyết vụ án dân sự. - Theo quy định tại Điều 245 – BLTTDS…..

Cách tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị

+ Thời hạn kháng cáo được tính theo ngày tròn, không tính ngày tuyên án hoặc nhận được bản án, quyết định. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc là ngày làm việc tiếp theo ngày đó.

+ Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng 12 giờ đêm của ngày hôm đó. Nếu người kháng cáo trực tiếp nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày nộp đơn. Nếu đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.

Trường hợp kháng cáo quá hạn, thì sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình lý do kháng cáo quá hạn của người kháng cáo và tài liệu, chứng cứ nếu có cho Tòa án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liêu, chứng cứ kèm theo Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét kháng cáo quá hạn gồm 3 thẩm phán để xem xét việc kháng cáo quá hạn. Nếu việc kháng cáo quá hạn mà có “lý do chính đáng” thì Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận (Đ 247 – BLTTDS). Lý do chính đáng đó là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện (xem Mục 5, phần I Nghi quyết số

05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 của HĐTPTANDTC).

Tuyên án VKS kháng nghị 30 ngày

- Bản án sơ thẩm /---/---/---> Đương sự kháng cáo

(15 ngày)

Ví dụ: Tuyên án ngày 1.4.2011, đương sự có mặt ở phiên tòa. Thời hạn kháng cáo bắt đầu tính từ ngày 2.4.2011 đến hết ngày 16.4.2011, nếu đương sự không có mặt tại phiên tòa, ngày đương sự nhận bản án là ngày 5.4.2011. Kháng cáo bắt đầu tính từ ngày 6.4.2011 đến hết ngày 20.4.2011.

Luật cho phép kháng cáo quá hạn.

Ví dụ: Tuyên án ngày 1.4.2011, đương sự có mặt ở phiên tòa. Thời hạn kháng cáo bắt đầu tính từ ngày 2.4.2011 đến hết ngày 16.4.2011, nếu đương sự không có mặt tại phiên tòa, ngày đương sự nhận bản án là ngày 5.4.2011. Kháng cáo bắt đầu tính từ ngày 6.4.2011 đến hết ngày 20.4.2011.

- Theo quy định tại Điều 252 – BLTTDS thì thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa thì thời hạn này tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

+ Thời hạn kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm của viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

Nhận quyết định, VKS kháng nghị

- Quyết định sơ thẩm/---/---/--->

7 ngày 10 ngày

Ví dụ: Nhận quyết định ngày 1.4.2011, đương sự có mặt ở phiên tòa. Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm bắt đầu tính từ ngày 2.4.2011 đến hết ngày 16.4.2011, nếu đại diện Viện kiểm sát không có mặt tại phiên tòa, ngày đương sự nhận bản án là ngày 5.4.2011. Kháng cáo bắt đầu tính từ ngày 6.4.2011 đến hết ngày 20.4.2011.

Kháng nghị không có quá hạn.

Câu 68: Phân biệt đình chỉ xét xử phúc thẩm với đình chỉ giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 32 - 35)