Việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng BPKCTT theo BLTTDS?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 27 - 28)

Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các đuwong sự trong tố tụng dân sự, dữa trên nguyên tắc quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, bên cạnh việc cho phép các chủ thể có quyền, lợi ích có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì pháp luật tố tụng dân sự còn quy định buộc người có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nhằm đảm bảo khả năng thực tế trong việc bồi thường cho người bị hại nếu yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ là không đúng, gây hại cho người bị áp dụng BPKCTT phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm còn có tác dụng hạn chế tình trạng lạm quyền yêu cầu của những chủ thể có quyền yêu cầu, buộc các chủ thể có quyền yêu cầu phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra yêu cấu áp dụng BPKCTT. Theo quy định tại Đ120 –

BLTTDS, người có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải nộp một giá trị tài sản như một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá để sau này yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT được xác định là không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì đã có sẵn một giá trị tài sản để bù đắp thiệt hại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm khi đưa ra yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Xuất phát từ thực tiễn đa dạng của các vụ án dân sự, xuất phát từ điều kiện của mỗi chủ thể là khác nhau nên chỉ một số BPKCTT khi được yêu cầu áp dụng thì người đưa ra yêu cầu mới cần thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Theo quy định tại Đ120 – BLTTDS thì những trường hợp sau đây mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm:

- Kê biên tài sản thế chấp;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; - Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; - Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giũa;

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;

Ngoài ra, người có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Đ208 – LSHTT phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng BPKCTT hoặc tối thiểu bằng 20 triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hóa đó và chứng từ bảo lãnh ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Tài sản dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm phải có giá trị tương đương với nghĩa vụ phải thực hiện và nghĩa vụ bảo đảm phải được thực hiện ngay sau khi người có quyền yêu cầu đưa ra yêu cầu; Riêng trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT cùng với yêu cầu khởi kiện thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.Tài sản được dùng để bảo đảm phải được gửi vào tài khoản tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT trong thời hạn do Tòa án ấn định. Nếu biện pháp bảo đảm được thưc hiện vào ngàu nghỉ, ngày lễ thì số tài sản được dùng để bảo đảm được gửi giữ lại Tòa án và sau ngày nghỉ, ngày lễ đó Tòa án phải làm ngay thủ tục giao nhận để tài sản bảo đảm được gửi vào ngân hàng.

Câu 55b: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng?

Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng cho các bên đương sự trong tố tụng dân sự, bên cạnh việc công nhận chủ thể của quyền, lợi ích có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, pháp luật tố tụng dân sự còn dự liệu nhưngc biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho người bị áp dụng BPKCTT. Để bảo vệ người bị áp dụng BPKCTT, biện pháp đầu tiên mà Tòa án quy định là biện pháp thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm chỉ được xem như là một biện pháp dự phòng cho khả năng xuâ có thể xảy ra (nếu thiệt hại có xảy ra thì đã có sẵn tài sản thực tế để bồi thường cho người bị hại). Điều này cũng có nghĩa là nếu thiệt hại đã xảy rado áp dụng BPKCTT không đúng thì người bị áp dụng BPKCTT phải được bồi thường. Biện pháp bồi thường thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT không đúng được xem như là một chế tài, là một sự trừng phạt về mặt dân sự đối với người có lỗi trong việc áp dụng BPKCTT.

Về nguyên tắc, mỗi chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trong tố tụng dân sự, BPKCTT được áp dụng dựa trên cơ sở có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT của người có quyền yêu cầu hoặc do chính Tòa án tự mình áp dụng.Vì vậy, trách nhiệm bồi thường cũng được xác định theo hai trường hợp:

+ Nếu việc áp dụng BPKCTT đựa trên yêu cầu của người có quyền yêu cầu mà yêu cầu đó được xác định là không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người đưa ra yêu cầu phải bồi thường cho người bị thiệt hại;

+ Nếu Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT mà việc áp dụng BPKCTT đó không đúng thì Tòa án phải có trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, theo quy định tại Đ101 – BLTTDS thì Tòa án chỉ có trách nhiệm bồi thường khi có một trong những căn cứ sau đây:

+ Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT;

+ Tòa án áp dụng BPKCTT khác với biện pháp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu; + Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Câu 56: Khái niệm, ý nghĩa thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu? Cách tính thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2 (Trang 27 - 28)