1. Cơ hội và thách thức
Những thông tin đáng mừng như trên có thể cho thấy dịch vụ viễn thông Việt Nam chúng ta đang nỗ lực hòa mình vào guồng quay của quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với việc đảm bảo công bằng cho mọi người dân được tiếp cận và hưởng thụ các thành quả của CNTT và truyền thông và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Sau gia nhập WTO, ngành viễn thông Việt Nam có những cơ hội mới vô cùng to lớn đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới không nhỏ.
Vậy sau gần 1 năm gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông Việt Nam chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức cụ thể nào?
1.1 Cơ hội
- Cơ hội để tiến hành đổi mới thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân.
Tuy coi trọng phát huy nội lực nhưng Việt Nam vẫn cần quan tâm thích đáng đến đầu tư nước ngoài. Cũng như các cơ sở hạ tầng quốc dân khác, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn dài. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng nâng cao hiệu quả
của cả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển.
-Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm quả lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh viễn thông.
Như đã nói ở trên Viễn thông là một ngành có tốc độ thay đổi và phát triển công nghệ rất nhanh, là một nước đi sau và đi thẳng lên quá trình phát triển ngành với công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài là hết sức cần thiết đối với không chỉ riêng ngành viễn thông mà còn với toàn bộ các ngành kinh tế khác của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Khi gia nhập WTO sự hợp tác giữa ngành viễn thông Việt Nam với các quốc gia khác sẽ được dựa trên những nền tảng vững chắc hơn và được đảm bảo bởi luật pháp quốc tế, điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình hợp tác phát triển và trao đổi công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia có công nghệ tiên tiến trên thế giới.
-Tạo động lực đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh.
Trên thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay đã có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp viễn thông trong nước. Việc gia nhập WTO đã làm cho mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của các tập đoàn, các công ty lớn nước ngoài. Đây cũng là nguồn động lực lớn để các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.
-Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước
Thực tế cho thấy, tác động của sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, sự hội tụ của các ngành điện tử, tin học, viễn thông cũng những biến động theo chiều hướng toàn cầu hóa của thị trường viễn thông đã có những tác động tích cực trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này. Thời gian qua, ngành viễn thông đã nghiên cứu và áp dụng có chọn lọc và hiệu quả những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới tổ chức và quản lý để thích ứng được với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn.
- Cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực
Gia nhập WTO làm tăng cường các quan hệ đầu tư thương mại với các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Các hoạt động kinh tế trong nước gắn chặt với thị trường thế giới. Đây chính là trường học thực tế, tuy khốc liệt nhưng là cần thiết để chúng ta đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xây dựng và phát triển lâu dài.
- Cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá trong kinh doanh hiện nay là chiến lược phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực của Việt Nam. Khi thị trường trong nước đã trở nên bão hoà thì hoạt động tại thị trường nước ngoài không những là lối thoát cho các doanh nghiệp mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển mạnh và mở rộng uy tín của mình trên toàn cầu. Với một môi trường bình đẳng và thông thoáng hơn, chắc chắn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam se có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường của các quốc gia đang phát triển.
-Người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội hưởng thụ các thành tựu phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.
Khi mở cửa thị trường viễn thông theo đúng các cam kết trong WTO, sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn hoạt động tại Việt Nam cùng với đó là những thành tựu tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnh vực này, áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là không nhỏ song nếu có sự quản lý tốt, sẽ giúp người tiêu
dùng Việt Nam được hưởng lợi từ những sản phẩm dịch vụ giá rẻ và chất lượng cao.
1.2 Thách thức