II/ Dịch vụ viễn thông trước và sau khi gia nhập
2. Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập
2.1 Cam kết gia nhập của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông
Gia nhập WTO, Việt Nam đã có cam kết về dịch vụ viễn thông như sau:
*Công ty nước ngoài muốn được cung cấp các dịch vụ qua biên giới đối với các dịch vụ điện thoại, truyền dữ liệu, telex, điện báo phụ thuộc vào đường truyền bằng dây và di động trên mặt đất thì phải đạt được thỏa thuận thương mại với một đối tác được thành lập tại Việt Nam đồng thời phải được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế. Còn những dịch vụ viễn thông trên mà dựa vào về tinh tinh thì phải có thỏa thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh quốc tế của Việt Nam được chính phủ Việt Nam cấp phép, trừ những dịch vụ dựa vào vệ tinh được cung cấp cho:
- Những đối tượng kinh doanh ngoài khơi/trên biển, tổ chức của nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ dựa vào tiện ích hạ tầng, truyền thanh, truyền hình, tổ chức quốc tế chính thức, văn phòng đại diện ngoại giao, lãnh sự, công viên phần mềm, khu công nghệ cao... được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.
- Đối với những dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng, ngay khi gia nhập, các công ty nước ngoài được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không được vượt quá 51% vốn pháp định. Sau 3 năm gia nhập, các công ty nước ngoài được liên doanh với bất kỳ đối tác Việt Nam nào với phần vốn góp không vượt quá 65% vốn pháp định.
Đối với những dịch vụ phải dựa vào tiện ích hạ tầng, ngay khi gia nhập các công ty nước ngoài được liện doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không được vượt quá 49% vốn pháp định. Bên nào giữ 51% sẽ điều hành liên doanh.
- Đối với những dịch vụ viễn thông cơ bản, 3 năm sau khi Việt Nam gia nhập, các công ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất. Ngay khi gia nhập, các công ty cung cấp dịch vụ không dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với bất kỳ đối tác nào, phần vốn góp không vượt quá 70% vốn pháp định. Các công ty cung cấp dịch vụ dựa vào tiện ích hạ tầng được phép thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam(Được cấp phép có thời điểm), phần vốn góp không vượt quá 49% vốn pháp định.
* Những dịch vụ giá trị gia tăng như thư điện tử, thư thoại, thông tịn mạng, phục hồi dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu điện tử, dịch vụ fax giá trị gia tăng, lưu trữ, chuyển mã... được cam kết thực hiện tương tự như mục trên, riêng phần vốn góp thay đổi tùy thuộc theo lĩnh vực.
Có thể nói, so với cam kết BTA, Việt Nam có thêm một số nhân nhượng nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước. Chẳng hạn như việc cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua qua biên giới, giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép. Như vậy, với dịch vụ có gắn hạ tầng mạng, chúng ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.