Giải pháp từ phía các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 65 - 69)

- Khó xây dựng và duy trì được đội ngũ cán bộ không có đủ năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

2. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức

2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Trước hết, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam cần thay đổi nhận thức, tư duy về hội nhập, tìm hiểu rõ các quy định của WTO

Một điều rất đáng lo ngại hiện nay là không chỉ các doanh nghiệp viễn thông mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn khá mơ hồ về quá trình gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong một số bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tâm lý trông chờ ỷ lại vào Chính phủ đặc biệt là các doanh nghiệp từ trước đến nay vẫn quen được Nhà nước bảo hộ trong đó có ngành viễn thông. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam không phải là công việc của riêng Chính phủ Việt Nam mà nó đòi hỏi phải có nỗ lực của toàn dân, toàn bộ các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, chỉ có sự tổng hợp quyết tâm của toàn bộ nền kinh tế thì Việt Nam mới có thể thu được thành công khi gia nhập WTO. Khi mở cửa lĩnh vực viễn thông, tham gia vào một môi trường cạnh tranh gay gắt và bình đẳng được bảo hộ bởi pháp luật quốc tế, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ phải

tự mình kinh doanh mà không nhận được bất cứ sự bảo hộ nào của Chính phủ, chỉ có những doanh nghiệp nào có tư duy hội nhập đúng đắn, chiến lược cạnh tranh tốt mới có thể tồn tại và phát triển được, ngược lại nếu doanh nghiệp nào trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của chính phủ, không có khả năng cạnh tranh thì sẽ bị đào thải và không thể tránh khỏi sự sụp đổ ngay chính trên thị trường nội địa.

Thứ hai, chủ động hợp tác, liên minh nâng cao khả năng cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông mạnh của nước ngoài

Khi phải đối mặt với các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn, việc liên minh giữa các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Khi tiến hành liên minh các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát huy tối đa lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình đồng thời khắc phục được các hạn chế từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự liên minh còn giúp bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam khi có các cuộc tranh chấp xẩy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông

Hiện tại, do điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn hạn chế nên việc sử dụng chung các nguồn lực này là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đặc biệt là với các doanh nghiệp mới tham gia vào cung cấp dịch vụ viễn thông và các doanh nghiệp nhỏ với lượng vốn nhỏ, không có khả năng đầu tư xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng riêng. Và hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông cũng được Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Bộ Bưu chính viễn thông ban hành quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông theo những nguyên tắc cụ thể, phù hợp. Chẳng hạn:

- Cơ sở hạ tầng, bao gồm vị trí lắp đặt thiết bị kết nối, ống cáp, bể cáp, cột trụ ăng ten, thiết bị trong nhà và các phương tiện khác phải được các

doanh nghiệp và các chủ mạng dùng riêng sử dụng chung một cách tiết kiệm và có hiệu quả

- Chi phí cho việc sử dụng chung địa điểm kết nối và sử dụng chung cơ sở hạ tầng do các doanh nghiệp và các chủ mạng dùng riêng tự thoả thuận trên cơ sở giá thành thông qua hợp đồng kinh tế…

Thứ tư, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần thực hiện tốt công tác Maketing viễn thông, hoạch định các chiến lược phát triển ngắn, trung và dài hạn của doanh nghiệp một các cụ thể, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, chủ động trong việc tiếp cận các thị trường trong nước và từng bước mở rộng hoạt động sang các thị trường nước ngoài

Chiến lược Marketing trong viễn thông của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu và chưa được chú trọng một cách hợp lý, trong khi yếu tố Marketing là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình mở rộng thị trường ra phạm vi quốc tế. Các doanh nghiệp viễn thông VIệt Nam cần có những chiến lược và phát triển thị trường cụ thể, định vị tốt thương hiệu của mình để có thể củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường nội địa và từng bước mở rộng hoạt động của mình ra thị trường quốc tế.

Thứ năm, nhạy bén nắm bắt xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng phân tích đánh giá nhu cầu biến động thị trường để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh

Thị trường viễn thông Việt Nam nói riêng và đặc biệt là thị trường viễn thông quốc tế có sự thay đổi rất nhanh về mọi khía cạnh như nhu cầu khác hàng, khoa học công nghệ,... do vậy các doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường, từ đó có thể chủ động dự báo được chính xác những thay đổi và thích ứng được tốt với những sự thay đổi đó.

Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng quản lý, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại và đặc biệt là nâng cao lập trường quan điểm chính trị cho đội ngũ nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của ngành viễn thông trong giai đoạn tới. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề đãi ngộ đối với đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh còn chưa thoả đáng, chưa tạo ra động lực cho đội ngũ nhân lực có trình độ cao phát huy hết khả năng của mình. Do vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần thực hiện tốt hơn nữa công tác đãi ngộ đối với nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế kĩ thuật giỏi nói riêng, có như vậy mới tạo điều kiện tốt cho đội ngũ này phát huy tốt khả năng của mình, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh lại cơ cấu lao động trong ngành viễn thông giám sát số lượng lao động hợp đồng dài hạn, tăng cường sử dụng lao động qua hình thức đại lý, bán lại dịch vụ, thuê mướn thời vụ, để tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội nhằm đưa năng suất lao động của Việt Nam đạt bằng mức trung bình trong khu vực và thế giới.

Thứ bảy, phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ mở rộng quy mô mạng lưới, phổ cập dịch vụ và tạo bàn đạp phát triển trên khắp các địa bàn.

Một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là đã và đang khai thác một mạng lưới rộng lớn, nhiều dịch vụ đã có mức xâm nhập thị trường khá, khách hàng đã quen. Để phát huy lợi thế này, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần đẩy mạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới, tạo thế đứng vững chắc trên khắp các địa bàn.

Thứ tám, thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ, đa phương hoá trong quan hệ bạn hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ viễn thông, đảm

bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh

Một yếu tố tiên quyết quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đó cung cấp đến khách hàng, trong thời gian vừa qua mặc dù chất lượng dịch vụ viễn thông đã được các doanh nghiệp cải thiện đáng kể, đã có thêm các doanh nghiệp mới tham gia vào cung cấp dịch vụ viễn thông, song vẫn còn chưa đáp ứng được tốt nhất các nhu cầu của khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động, các dịch vụ gia tăng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của khách hàng vào các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ, cách thức phục vụ, nhằm duy trì và củng cố vững chắc lòng tin của các khách hàng trong nước vào các doanh nghiệp nội địa

Do đặc thù nền kinh tế của Việt Nam nên các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO không thể thực hiện riêng lẻ độc lập từng cấp, từng ngành, từng doanh nghiệp mà các giải pháp trên cần được thực hiện đồng thời, có sự liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau từ các cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ Bưu chính viễn thông đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuỳ từng giải pháp, từng hoàn cảnh và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp từ đó đưa ra các cách kết hợp các giải pháp để đạt được các mục đích cao nhất.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w