Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 60 - 65)

- Khó xây dựng và duy trì được đội ngũ cán bộ không có đủ năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

2. Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức

2.1 Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước

2.1.1 Đối với chính phủ

Thứ nhất, hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách và luật pháp, nhất là các chính sách liên quan đến lĩnh vực viễn thông, tạo môi trường pháp lý thuận lợi góp phần thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước

Trong lĩnh vực viễn thông mặc dù thời gian qua Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này tuy nhiên để các doanh

nghiệp có thể nắm rõ và thực hiện đúng các văn bản pháp quy thì chính phủ cần ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các văn bản này. Đồng thời Chính phủ cũng cần nghiên cứu cơ cấu quy định về lĩnh vực viễn thông của WTO, tuỳ vào điều kiện trong nước, tiến hành bổ sung sửa đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp với các quy định chung.

Thứ hai, Việt Nam cần tích cực chủ động tham gia các tổ chức, các liên kết viễn thông quốc tế

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tuy đã thu được nhiều thành công trong lĩnh vực viễn thông song thực tế về trình độ phát triển công nghệ Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hơn thế nữa trở thành thành viên chính thức của WTO viễn thông Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, trong quá trình này viễn thông Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là sẽ bị phá sản nếu Việt Nam không liên minh với các quốc gia khác.

Tham gia các tổ chức và liên minh viễn thông quốc tế cònlà cơ hội tốt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam học hỏi trình độ khoa học kĩ thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý tiên tiến với tất cả các quốc gia khác nhất là các quốc gia có công nghệ nguồn, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của viễn thông Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO.

Thứ ba, Chính phủ cần tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành viễn thông, chuyển mạnh thị trường từ độc quyền sang cạnh tranh,

Một bài học trong quá trình đổi mới của Việt Nam là cần khơi dậy khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện cho toàn bộ các thành phần kinh tế phát triển đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Trong điều kiện hiện nay khi thị trường viễn thông trong nước và thế giới đang chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh thì vấn đề này lại càng trở nên cần thiết hơn bao

giờ hết, tiềm năng phát triển của các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất lớn và cần được khai thác có định hướng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ cần ban hành chính sách

khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường viễn thông trong đó doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, từng bước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen với môi trường cạnh tranh gay gắt.

Thứ tư, khuyến khích thu hút vốn và công nghệ hiện đại từ nước ngoài trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, đa dạng hoá các hình thức đầu tư vào lĩnh vực viễn thông

Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam chỉ được hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) mà không được thành lập pháp nhân, điều này đang gây hạn chế rất nhiều trong việc hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài và ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành viễn thông. Chính phủ Việt Nam cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư hơn nữa, ngoài hình thức BCC cần cho phép thực hiện một số hình thức đầu tư khác phù hợp với lộ trình mở cửa gia nhập WTO của viễn thông Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào quá trình đổi mới của đất nước trong 20 năm qua, song để có được sự tăng trưởng và phát triển một cách bền vững thì nguồn nội lực vẫn là yếu tố quyết định. Biết kết hợp các nguồn lực từ bên ngoài để củng cố và phát huy nội lực của ngành đổi mới công nghệ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển vững chắc cho ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2 Đối với Bộ Bưu chính viễn thông và các Bộ ngành khác

Thứ nhất, các Bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là Bộ Bưu chính Viễn thông cần xây dựng và trình chính phủ các văn bản pháp quy về viễn thông góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, công khai, minh bạch hoá chính sách viễn thông

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về viễn thông của Chính phủ thì vai trò của Bộ Bưu chính viễn thông là rất quan trọng. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp đối với lĩnh vực viễn thông Bộ Bưu chính viễn thông cần có những báo cáo và đề xuất chính xác, hợp lý và phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển của ngành viễn thông trong tương lai để từ đó chính phủ có thể đưa ra những chính sách phù hợp với quá trình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế đồng thời đúng với thực trạng phát triển của ngành. Tránh tình trạng chính sách của chính phủ ban hành ra lại quá xa với thực tế, các doanh nghiệp viễn thông không hiểu và không thực hiện được.

Ngoài ra, Bộ Bưu chính viễn thông cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các Bộ ngành khác như Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải ... trong việc hoạch định chính sách quản lý ngành viễn thông, đảm bảo sự thống nhất về chính sách trong toàn bộ máy chính phủ về các vấn đề thuộc ngành viễn thông.

Thứ hai, Bộ Bưu chính cần tích cực giám sát, chỉ đạo chặt chẽ và trình chính phủ quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông và đặc biệt là việc thành lập và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn

Hình thành nên các tập đoàn kinh tế là một xu thế phát triển kinh tế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao. Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam, VNPT đã được Chính phủ cho phép hoạt động theo mô hình tập đoàn trong năm 2006, đây có thể coi là một bước đột phá lớn trong ngành viễn thông Việt Nam vì hiện này VNPT đang chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Việt Nam và được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường viễn thông. Tuy nhiên, đây là một mô hình còn khá mới ở Việt Nam, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, do vậy cần có sự

quản lý, giám sát cũng như hỗ trợ chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước để có thể đạt được những kết quả mong muốn.

Thứ ba, phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ Bưu chính viễn thông cần tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, triển khai các đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước, các dự án thử nghiệm các công nghệ viễn thông có tính chất chiến lược, có tính thực tiễn cao để từng bước đưa vào ứng dụng đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam như : mạng thế hệ sau, thông tin di động thế hệ thứ 4 ...Ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách nhằm nhanh chóng hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực viễn thông phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hội nhập WTO thành công.

Thứ tư, điều chỉnh giá cước, phí và lệ phí

Hiện nay, giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn được coi là cao hơn các quốc gia trong khu vực, điều này đang gây cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bộ Bưu chính viễn thông cần thực hiện cân đối lại giá cước, điều chỉnh cước điện thoại nội hạt trên cơ sở giá thành. Khuyến khích các hình thức khuyến mại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở quy định của pháp luật đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

Bộ Bưu chính viễn thông cần điều chỉnh mức cước thanh toán quốc tế đến mức trung bình trong khu vực để đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước nghiên cứu đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông phù hợp với cơ chế thị trường

Thứ năm, thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý kết nối và quản lý hệ thống đường trục xuyên quốc gia

Trong điều kiện hiện nay, việc dùng chung mạng viễn thông của các doanh nghiệp là rất cần thiết khi cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn

nhiều hạn chế, tuy nhiên, vấn đề này rất dễ gây ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, do vậy đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ từ Bộ Bưu chính viễn thông.

Hệ thống đường trục viễn thông quốc gia bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước, quốc tế và các cổng thông tin quốc tế, có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước do vậy Bộ bưu chính viễn thông cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống này, nhằm đảm bảo sự hoạt động thông suốt của mạng lưới viễn thông quốc gia an toàn, bí mật.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w