Tình hình phát triển của dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 39 - 44)

II/ Dịch vụ viễn thông trước và sau khi gia nhập

2.2Tình hình phát triển của dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập

2. Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập

2.2Tình hình phát triển của dịch vụ viễn thông sau khi gia nhập

Có thể nói cho đến nay, chưa đầy 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dựa trên những cam kết và lộ trình gia nhập cụ thể, thị trường viễn thông đã có những chuyển biến tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc tế.

Về góc độ quản lý nhà nước, tháng 8/2007, Bộ Bưu chính viễn thông, nay là Bộ thông tin truyền thông, đã mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông - CNTT - phát thanh - truyền hình.

Xu thế này là hệ quả của việc gia nhập WTO, nhằm thực hiện theo đúng cam kết tham gia của Việt Nam với tổ chức này. Nhà nước đã đóng vai trò định hướng, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, không can thiệp quá sâu vào thị trường của doanh nghiệp.

Đồng thời, để nhanh chóng hội nhập viễn thông thời WTO, Bộ đã và đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, các quy định chuyên ngành, các chính sách cụ thể như: Quy hoạch và cấp phép các dịch vụ 3G, WiMAX... nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ và dịch vụ mới, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông cho rằng, “Xu thế chung của viễn thông Việt Nam là khai thác cơ sở hạ tầng chung để phát triển các dịch vụ và ứng dụng dịch vụ CNTT – viễn thông. Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ịch hài hòa giữa Nhà nước – doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ; đồng thời giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị”.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của xã hội đã tạo nên xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và CNTT, khai thác cơ sở hạ tầng chung để cung cấp đa dịch vụ và ứng dụng.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý nhà nước là phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững, hài hòa các lợi ích, giữa doanh nghiệp và người sử dụng, giữa thành thị và nông thôn.

Theo đánh giá của BMI (Business Monitor International), tính đến cuối năm 2006, cả nước đã có 14,7 triệu người sử dụng Internet, tăng 37%,

517.000 thuê bao băng rộng, tăng 146% so với năm trước. Đến tháng 5/2007, Việt Nam có thêm 1,5 triệu người sử dụng Internet và 236000 thuê bao băng rộng. Dự kiến đến cuối năm nay, thị trường băng rộng sẽ đạt đến 1 triệu thuê bao.

Mới đây, tạp chí Telecom Asia xếp Việt nam là một trong 10 nước có thị trường di động đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. BMI cũng xếp thị trường viễn thông Việt Nam đứng thứ 13, với kết quả của thị trường dịch vụ di động và cố định đạt mức tăng trưởng tương ứng tới 104% và 43%. Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 đã là động lực chính để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào thị trường băng rộng và di động.

Theo đó, thống kê cho thấy, Việt Nam có tới 70% thị phần là điện thoại di động, với điện thoại cố định chỉ chiếm 30%. Thuê bao các mạng di động công nghệ GSM chiếm 92% vì nguyên nhân chính là hiện tại, trên thị trường Việt Nam, người tiêu dùng đa số vẫn chỉ sử dụng hai dịch vụ chính là thoại (Voice) và nhắn tin SMS. Tuy nhiên các ứng dụng trên nền công nghệ 3G vẫn chưa được triển khai, người sử dụng chưa có nhu cầu nên nhà cung cấp dịch vụ cũng gặp khó khăn khi nâng cấp công nghệ từ 2G lên 3G.

Để 6 mạng di động trong nước hướng tới công nghệ 3G, thời gian này, hàng loạt anh tài viễn thông thế giới đã demo dịch vụ tại thị trường Việt Nam: SK Telecom giới thiệu dịch vụ truy nhập trọn gói Downlink tốc độ cao, vệ tinh kỹ thuật số đa phương tiện và các dịch vụ Internet.

NTT DoCoMo trình bày các dịch vụ đa phương tiện di động, nổi bật nhất là I -modeTM - dịch vụ Inernet/Email di động với chức năng bổ sung thêm thẻ tín dụng và ví điện tử. Hãng UT Starcom trưng bày dịch vụ Rolling

Stream cung cấp dịch vụ mới qua hạ tầng mạng sẵn có để hỗ trợ phát sóng TV, mạng PVR, video theo yêu cầu...

Điểm nhấn đặc biệt để “hút” đầu tư là tốc độ cổ phần hóa của các mạng di động. Trao đổi với báo giới, ông Didier Lombard - Chủ tịch kiêm giám đốc France telecom chia sẻ: “ Đầu tư vào một thị trường đang phát triển mạnh như Việt Nam là trọng điểm của chúng tôi để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Tập đoàn chúng tôi đang thực hiện kế hoạch trở thành đối tác chiến lược của một nhà cung cấp dịch vụ di động Việt Nam”.

Tập trung vào thế mạnh hội tự số, mạng di động Orange của France Telecom cũng đã chào hàng tới Việt Nam những dịch vụ TV cho mobile; âm nhạc và video games, dịch vụ ĐT hội tụ cố định và di động; TV 3 chiều. Hiện tại mạng di động này cũng đang nâng cấp lên 3,5G; thu hút tới hơn 100 triệu thuê bao.

Khuynh hướng bùng nổ số lượng thuê bao là tiền đề tốt cho việc phát triển 3G tại Việt Nam. ở một mức độ nào đó có thể nói trong lĩnh vực này Việt Nam chúng ta cũng đang cất cánh một cách rõ ràng: Mật độ thuê bao di động tăng cực mạnh trong vòng hai năm nay, công nghệ Edge đang bắt đầu được sử dụng và ADSL ngày càng phổ biến...

Đánh giá tình hình phát triển dịch vụ viễn thông từ sau khi gia nhập WTO:

* Thành công:

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông đến mọi miền đất nước, đưa viễn thông trở thành một ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành tăng với nhịp độ cao (hơn 8%/năm). Các dịch vụ viễn thông được phổ cập rộng rãi tới miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, góp phần đảm bảo tốt an ninh quốc phòng.

Mạng lưới viễn thông trong nước và quốc tế đã và đang được đầu tư phát triển mạnh về quy mô, có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến ngang hàng với các quốc gia trong khu vực. Độ an toàn mạng cao, dung lượng dự phòng đạt khoảng 30%. Mạng đường trục có độ tin cậy lớn do sử dụng đồng thời nhiều tuyến cáp quang và Viba. Mạng điện thoại di động đã được phủ sóng trên toàn quốc

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực viễn thông cũng đã có những bước trưởng thành về mọi mặt, đội ngũ cán bộ toàn ngành liên tục được phát triển mở rộng, đào tạo và tái đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành. Đội ngũ cán bộ viễn thông cho đến nay đã từng bước thay thế đội ngũ chuyên gia nước ngoài trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao.

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về Viễn thông đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện theo hướng đổi mới, tổ chức quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông.

Thực hiện tốt chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, ngành viễn thông đã chủ động tích cực hợp tác song phương và đa phương với nhiều quốc gia và tổ chức viễn thông lớn trên thế giới, từng bước đưa viễn thông Việt Nam tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới

*Hạn chế:

Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người còn thấp nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông khá cao nhưng Việt Nam vẫn có mức độ phát triển kém hơn so với các quốc gia trong khu vực về mật độ diện thoại và tỷ lệ sử dụng Internet ( Xếp thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar).

Mặc dù đã có giá cước lắp đặt khuyến khích phát triển điện thoại ở nông thôn song khoảng cách sử dụng dịch vụ giữa thành thị và nông thôn vẫn còn khá lớn.

Mức độ cạnh tranh của ngành còn hạn chế, viễn thông Việt Nam chưa đạt được mức độ cạnh tranh như đã nêu trong Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông còn chậm.

Khả năng đáp ứng các nhu cầu thực tế trên thị trường của các doanh nghiệp còn thấp. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đang có khoảng 30.000 người có nhu cầu sử dụng điện thoại nhưng chưa được đáp ứng, giá cước viễn thông tuy đã được điều chỉnh theo xu hướng giảm những vẫn còn cao so với mức sống của người dân.

Tuy trình độ nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể song do có nhiều công nghệ mới, môi trường chuyển đổi nhanh từ độc quyền sang cạnh tranh nên Việt Nam vẫn còn thiếu đội ngũ các chuyên gia giỏi về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, phát triển thị trường có khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thêm vào đó là sự mất cân bằng trong cơ cấu các chuyên gia, chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ thường tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh, địa phương vẫn thiếu các chuyên gia giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 39 - 44)