1. Dịch vụ Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Dịch vụ đã đóng góp cho GDP của Việt Nam khoảng 50% (Số liệu Tổng cục thống kê các năm từ 1995 đến 2000) và tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ ngày càng tăng trong GDP. Tính chất thương mại của các ngành dịch vụ được cải thiện đang tạo ra sự nhìn nhận đúng đắn của các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam thể hiện trong chiến lược phát triển của nhà nước và các địa phương về cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
So sánh với thế giới, tỷ trọng của các ngành dịch vụ Việt Nam trong GDP là thấp hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực và rất thấp so với nước phát triển.
Những ngành dịch vụ có tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam bao gồm dịch vụ thương nghiệp (phân phối, sửa chữa...) chiếm hơn 16% GDP, dịch vụ xây dựng (6%), các dịch vụ khác như tài chính, viễn thông có tỷ trọng thấp hơn khoảng xấp xỉ 2%. Loại trừ một số ngành dịch vụ mang tính độc quyền cao như viễn thông, hàng không, vận tải đường sắt, hoạt động kinh doanh dịch vụ của Việt Nam có sự tham gia đáng kể của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Đầu tư trong khu vực dịch vụ
Vai trò ngày càng tăng của các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt thể hiện trong xu thế đầu tư của các ngành dịch vụ. Dịch vụ đang nhận được ngày càng nhiều đầu tư hơn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cả về giá trị
Cơ cấu đầu tư trên chứng tỏ tính hiệu quả và sự hấp dẫn của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng đầu tư trong ngành dịch vụ chiếm phần lớn cơ cấu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế (Chiếm đến hơn 72%). Những ngành dịch vụ quan trọng nhất cũng thu hút các nguồn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế như các ngành dịch vụ thông tin, liên lạc, vận tải, kho bãi, sản xuất điện nước, dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng).
* Xuất- nhập khẩu dịch vụ
Việc xuất nhập khẩu dịch vụ ít khi được đánh giá một cách đầy đủ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch của các ngành dịch vụ tương đương với khoảng 1/4 tổng kim ngạch hàng hóa và đang ngày càng tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Trong những năm qua, đi ngược lại với trạng thái cân bằng trong cán cân thương mại hàng hóa thì xu hướng nhập siêu dịch vụ ngày càng trở nên rõ nét. Mặc dù những thống kê sơ bộ về cán cân thương mại dịch vụ là chưa đầy đủ và có vẻ còn khiêm tốn so với cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa. Tình hình này đang làm sâu sắc hơn hiểu biết và thái độ nghiêm túc của các cơ quan quản lý về vai trò của dịch vụ trong thương mại.
* Lao động trong khu vực dịch vụ
Các ngành dịch vụ tạo ra một số lượng lao động lớn trong nền kinh tế. Với xu thế mở rộng đầu tư trong nước và ngoài nước tỷ trọng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định, mức độ tạo công ăn việc làm trong các ngành dịch vụ tăng cả về tương đối và tuyệt đối.
2. Dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Gia nhập WTO, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước ráo riết chuẩn bị cho sự cạnh tranh khốc liệt sắp tới không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà quan trọng hơn là với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, có thể thấy rõ sự chuyển biến của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch,…Đó là việc rộng chi nhánh, mạng lưới hoạt động hay việc sáp nhập lại của các tổ chức tài chính, ngân hàng; các kế hoạch xây mới hay tu bổ lại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí; sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ mới,…
Theo báo cáo của sở kế hoạch - đầu tư về kinh tế - xã hội, trong 9 tháng đầu năm, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó mới là khu vực công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ dịch vụ đã có sự bứt phá. Và sự phát triển này đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Hiện tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 40% trong cơ cấu GDP cả nước, đồng thời có xu hướng tăng lên theo tốc độ tăng trưởng GDP vào những năm tới. Dịch vụ chất lượng cao cũng bắt đầu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố lớn.
Cho đến nay, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,9%, trong đó hai ngành phát triển mạnh là thương mại ( 24,6%) và khách sạn nhà hàng ( 34,2%). Tổng doanh thu từ dịch vụ tăng đến gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 62% kế hoạch năm 2007.
Tổng kết mức tăng trưởng của các ngành, hiện nay có 4 ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất là du kịch, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông và vận tải - dịch vụ - cảng - kho bãi.
Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng các hoạt động dịch vụ chưa cao, phí dịch vụ còn bất hợp lý, hầu hết đều cao hơn các nước trong khu vực như chi phí dịch vụ tại cảng biển, cước vận tải hàng hoá, phí lưu kho, lưu bãi; cước dịch vụ bưu chính viễn thông… đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế. Các ngành dịch vụ có giá trị cao như dịch vụ tài chính, tiền tệ, dịch vụ giao dịch bất động sản… bắt đầu có
những dấu hiệu phát triển sôi động nhưng tốc độ phát triển chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.