III. Dịch vụ ngân hàng trước và sau khi gia nhập
2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO
2.2 Thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng sau khi gia nhập WTO
Ngay trong những tháng đầu năm 2007, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện bước cuối cùng của quá trình tự do hóa lãi suất với việc bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ ngày 1/3/2007. Mặc dù vậy, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các TCTD trong nửa đầu năm nay vẫn không có biến động lớn so với cuối năm 2006; ngoại trừ một số ngân hàng thương mại mở rộng huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang... với các mức lãi suất cao hơn lãi suất thông thường cùng kỳ hạn từ 0,3 – 0,5%/năm.
Đồng thời, để kiềm chế, làm giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay nền kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc với các TCTD (áp dụng từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 6/2007), cụ thể: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.
Theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng, hoạt động tín dụng ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2007 tiếp tục mở rộng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm, cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước xu thế tăng trưởng tín dụng nửa đầu nâm nay cao hơn so với xu thế cùng kỳ năm ngoái, NHNN đã yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; đồng thời khống chế dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các TCTD ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2007, các ngân hàng thương mại nhà nước đã khẩn trương thực hiện các công việc nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Theo dự kiến, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào khoảng tháng 7 - 8/2007;
hoàn tất các thủ tục chuyển thành ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức đại hội cổ đông vào tháng 12/2007 và thực hiện niêm yết cổ phiếu vào tháng 1 - 2/2008. Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sự kiến sẽ IPO vào tháng 10/2007.
Theo nhận định của ngân hàng nhà nước, trong 6 tháng cuối năm, khả năng lạm phát vẫn còn nhiều sức ép tăng do giá xăn dầu trong và ngoài nước đứng ở mức cao và có xu hướng tăng, giá lương thực, thực phẩm ít có khả năng giảm, giá vật tư, các nguyên liệu cơ bản có xu hướng tăng... Trên cơ sở dự báo lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình hoạt động ngân hàng 6 tháng cuối năm như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng; điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt; kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hiệu quả; tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và hoạt động cho vay, đầu tư kinh doanh chứng khoán; tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghị định 160/2006/NĐ - CP của chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối; đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu và nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của các TCTD.
Như vậy, có thể thấy, sau gần một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bức tranh về áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng gần như đã hiện rõ.
Thứ nhất, các ngân hàng nội địa đã tăng vốn điều lệ. Giải pháp này
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ 1000 tỷ đồng sẽ chiếm trên 80% tổng số ngân hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải pháp tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2006 đã được Ngân hàng nhà nước cho phép chuyển đổi mô
hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy nhiên, giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân hàng tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không tốt nếu tỷ lệ an toàn vốn quá cao ( Được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản).
Thứ hai, các NHTMCP đua nhau bán lại cổ phần cho các ngân hàng
nước ngoài.
Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngoài; Citibank kết hợp với NHTMCP Đông á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chuyển kiều hối; hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung quốc, các ngân hàng trong nước cũng đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngân hàng ACB kết hợp với Western Union, Ngân hàng công thương cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo, Ngân hàng Đông á với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram,v.v...
Thứ tư, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng
liên doanh và công ty tài chính liên doanh.
Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng
nội địa đang cố gắng hành động là tăng cường đội ngũ thông qua cải thiện các chế độ lương thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giữ chân nhân viên cũ và tìm kiếm những chuyên viên giỏi.
Chương III
Cơ hội và thách thức sau khi gia nhập - giải pháp tận dụng cơ hội vượt qua thách thức