Nâng cao khả năng điều hành và quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 79 - 84)

III/ Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngân hàng

2.2 Nâng cao khả năng điều hành và quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Việt Nam

NHNN Việt Nam hiện nay, hoạt động dưới hai chức năng vừa là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng vừa là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam (Điều 1 Luật NHNN Việt Nam). Với vị thế này, NHNN chưa đảm bảo sự độc lập tương đối trong điều hành chính sách tiền tệ; hơn nữa, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế, thiên về các công cụ trực tiếp, các công cụ gián tiếp còn sơ khai. Để dần loại bỏ những hạn chế này, nội dung cải cách đổi mới NHNN trong những năm tới phải bao gồm:

-Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ;

-Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và thông tin; -Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng;

-Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống NHNN theo hướng tăng cường vai trò ngân hàng Trung ương của NHNN

(độc lập hơn trong hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ trong phạm vi cả nước).

2.2.1 Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ

Việc thực hiện các chính sách tiền tệ là để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính, xây dựng và hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ đưa toàn bộ hệ thống từng bước tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể:

- Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hoá có sự điều tiết gián tiếp của Nhà nước thông qua lãi suất định hướng của NHNN (lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản);

- Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng vừa linh hoạt trong ngắn hạn vừa ổn định trong dài hạn, khuyến khích xuất khẩu, góp phần ổn định thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường vốn;

- Hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này đặc biệt là các công cụ, các giao dịch phòng tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái như Forward, Future, Option...

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiệp vụ thị trường mở, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ, giúp NHNN điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kì;

- Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng các hệ thống các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước ngoài, kiểm soát và hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam (hạn chế tình trạng đôla hoá) trên cơ sở nâng cao vị thế của đồng Việt Nam;

- Xây dựng hệ thống thanh toán cảnh báo sớm trên cơ sở thu thập và phân tích các thông tin để đưa ra các khuyến nghị hợp lý cho các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng phòng chống được các rủi ro về lãi suất, tỷ giá, nợ, thanh khoản...đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

2.2.2 Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và thông tin

Hiện nay tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt ở Việt Nam là vẫn còn khá cao. (trên 40%). Việc cải cách hệ thống thanh toán cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất có ý nghĩa về mặt quản lý hiện nay. Hệ thống thanh toán của ngân hàng nhanh chóng hiện đại, chính xác và an toàn cho phép những tín hiệu của thị trường tài chính- ngân hàng được phản ánh đầy đủ, qua đó NHNN có thể

phản ứng một cách hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ. Công tác hiện đại hoá trước mắt cần tập trung vào hệ thống thanh toán bù trừ; các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, cung ứng, thu hồi và điều hoà tiền mặt phải được cải tiến, đảm bảo an toàn, thuận tiện và phù hợp với điều kiện của từng vùng. Công tác hiện đại hoá hệ thống thông tin trong ngành ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của hệ thống, trong đó bao gồm những việc cần thực hiện như:

- Nâng cấp hệ thống mạng cục bộ tại các chi nhánh của NHNN và các chi nhánh của ngân hàng thương mại;

- Đầu tư trang thiết bị chuyên dụng để nâng cấp mạng diện rộng của hệ thống NHNN;

- Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng các chiến lược triển khai ứng dụng công nghệ viễn thông hiện đại phù hợp với ngân hàng, bảo đảm phục vụ có hiệu quả việc triển khai các ứng dụng vào dịch vụ ngân hàng;

- Nghiên cứu, đầu tư hiệu quả các thiết bị mã hoá cứng, ứng dụng phần mềm bảo mật hiện đại trong ngân hàng, bảo đảm an toàn dữ liệu và an toàn tài sản trong quá trình khai thác ứng dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử trên mạng Internet;

- Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai rộng các trang Web của NHNN và các ngân hàng thương mại nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý, điều hành và kinh doanh của ngành, đẩy mạnh khai thác các thông tin, dịch vụ qua mạng Internet.

2.2.3 Cơ cấu lại hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng

Việc Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế để cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ thị trường tài chính (từ 2006 đối với ASEAN, từ 2008 đối với Mỹ và sau đó là WTO trên cơ sở Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS) sẽ khiến sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng nội địa trở nên gay gắt hơn. Rủi ro của các NHTM trên thị

trường trong nước và quốc tế tăng lên rõ rệt. Vì vậy, công tác thanh tra cần phải được cải tiến về cả nội dung và mô hình tổ chức đảm bảo hạn chế rủi ro nói trên. Hướng cơ cấu lại và cải tiến cơ bản công tác thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc của Uỷ ban quốc tế về thanh tra ngân hàng (Bassel) gồm các

chuẩn mực quốc tế về thanh tra đảm bảo ổn định hệ thống thanh tra ngân hàng trong nước và quốc tế.

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế bắt buộc nói trên vào lĩnh vực thanh tra ngân hàng đòi hỏi Việt Nam phải đào tạo đội ngũ thanh tra viên có trình độ cao, xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả. NHNN không thanh tra chi nhánh của các ngân hàng thương mại mà chỉ tập trung thanh tra tại các hội sở chính nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực của cơ quan thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại cũng như trách nhiệm quản lý của hội đồng quản trị và ban giám đốc các ngân hàng này.

2.2.4 Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống ngân hàng nhà nước

NHNN đã và đang thực hiện đổi mới công cụ điều hành và thực thi chính sách tiền tệ theo hướng sử dụng các công cụ gián tiếp; hơn nữa, môi trường trong nước và quốc tế cũng đã thay đổi, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Do đó, vấn đề đổi mới bộ máy tổ chức của NHNN là yêu cầu cấp thiết. Cải cách mô hình tổ chức hệ thống NHNN nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao vị thế tương đối độc lập của ngân hàng thương mại trong việc thực thi chính sách tiền tệ;

- Tạo điều kiện thực hiện các công cụ mới của chính sách tiền tệ như chiết khấu- tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện thị trường tiền tệ và liên ngân hàng cả về nội tệ và ngoại tệ;

- Nâng cao chất lượng và hiệu lực của công tác thanh tra giám sát theo chuẩn mực quốc tế Bassel;

- Thực hiện có hiệu quả, với chi phí thấp các hoạt động kho quỹ, thanh toán, cung ứng và thu hồi tiền mặt.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w