Đàm phán về dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 27 - 30)

Trong Vòng đàm phán Uruguay các bên tham gia đã nhất trí coi các hoạt động sau là dịch vụ tài chính trong GATS (Phụ lục GATS về Dịch vụ tài chính):

- Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan - dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tái bảo hiểm và chuyển nhượng; trung gian bảo hiểm như môi giới và đại lý; các dịch vụ bổ trợ cho bảo hiểm.

- Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm): nhận đặt cọc; cho vay, kể cả tín dụng tiêu dùng; cho vay cầm cố, chi cho các giao dịch thương mại; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh toán và chuyển tiền; bảo lãnh và cam kết; buôn bán trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá và các công cụ lãi suất trong trao đổi và thoả thuận tỷ giá kì hạn, chứng khoán, văn tự chuyển nhượng được và các tài sản khác như vàng; tham gia phát hành chứng khoán mới; môi giới tiền tệ; quản lý tài sản như đầu tư gián tiếp hay quỹ hưu trí; dịch vụ thanh toán và thanh lý tài sản tài chính; cung cấp, chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính; cố vấn và các dịch vụ tài chính bổ trợ khác.

Khi đàm phán WTO về dịch vụ tài chính được mở lại vào tháng 4- 1997, đó là lần thứ hai sau khi kết thúc Vòng Uruguay, các nước lại tham gia đàm phán để nâng cấp cam kết về Mở cửa thị trường và Đãi ngộ quốc gia về dịch vụ tài chính. Đợt đàm phán này kết thúc thành công vào thời hạn đã định là ngày 12-12-1997 với việc các thành viên WTO thoả thuận đưa dịch vụ tài chính vào GATS trên cơ sở vĩnh viễn và Tối huệ quốc (MFN). Tất cả các đối tác thương mại lớn, kể cả Mỹ, đã kí thoả thuận này, và nhiều nước trong số đó đã đưa ra cam kết có nâng cấp đáng kể cả về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài.

Như vậy, mục tiêu đàm phán chính của EU đã đạt được. 70 thành viên WTO (EU được tính là 15 thành viên) đã nâng cấp cam kết của mình, còn 32 nước khác duy trì cam kết đã có từ Vòng Uruguay hoặc từ thoả thuận tạm thời năm 1995. Điều này có nghĩa là các nước chiếm hơn 95% thị phần dịch vụ tài chính toàn thế giới đã đồng ý mở cửa thị trường tài chính nội địa cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài một cách vĩnh viễn, và đảm bảo các điều kiện hoạt động công bằng, một khi có quy chế đa phương được thể chế hoá thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Nhiều nước thành viên WTO đã cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại với những hình thức khác nhau (công ty con, chi nhánh, mua cổ phần của các công ty nội địa), được mở rộng hoạt động thương mại hiện thời và duy trì cổ phần hiện thời trong các hoạt động đó. Đồng thời, đa số các đối tác thương mại chính của EU đều áp dụng trước các biện pháp có đi có lại: chỉ rất ít nước đưa ra ngoại lệ MFN lớn để đáp lại biện pháp tương tự của nước khác.

Yếu tố cơ bản cho khung pháp lý của thoả thuận hồi tháng 12-1997 là Nghị định thư thứ năm của GATS (Fifth Protocol) thay thế phần dịch vụ tài chính trong các bản cam kết cụ thể và danh sách ngoại lệ MFN của các nước thành viên liên quan bằng các cam kết và ngoại lệ MFN mới sẽ tạo nên một

phần nhất quán trong cam kết của các nước thành viên tương ứng khi kết quả đàm phán có hiệu lực.

Điều kiện tiên quyết của việc có hiệu lực là các nước thành viên WTO, tuỳ theo thủ tục nội bộ của mình, chấp thuận trước ngày 29-1-1999. Khi đó, Nghị định thư thứ năm, cùng với các bản cam kết và danh sách ngoại lệ MFN mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1-3-1999. Cùng với Nghị thư thứ năm, một quyết định thông qua nghị định thư này đã đề ra một cam kết giữ nguyên hiện trạng, theo đó tất cả thành viên WTO sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết và ngoại lệ MFN mới đưa ra vào ngày 12-12-1997 cho đến khi Nghị định thư thứ năm có hiệu lực. Cuối cùng, Quyết định tháng 12-1997 về Cam kết Dịch vụ Tài chính cho phép các thành viên được sửa đổi hoặc rút lại cam kết và ngoại lệ MFN về dịch vụ tài chính, nếu vì lý do không lường trước mà Nghị định thư thứ năm không có hiệu lực (ví dụ, do không phải tất cả các thành viên liên quan đều chấp nhận Nghị định thư thứ năm trước thời hạn đã thoả thuận và những nước đã chấp thuận lại không cho Nghị định thư có hiệu lực). Điều này sẽ dẫn đến việc phục hồi đàm phán trong khoảng thời gian 2 tháng.

Chương II

Thực trạng dịch vụ viễn thông và dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w