CÂU CẦU KHIẾN A MỤC TIÊU BAØI HỌC : Giúp HS

Một phần của tài liệu 15-23chuan (Trang 38 - 41)

- Người thuyết minh phải thật sự nắm chắc cách làm (phương pháp) đó thì

CÂU CẦU KHIẾN A MỤC TIÊU BAØI HỌC : Giúp HS

A. MỤC TIÊU BAØI HỌC : Giúp HS

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Trọng tâm : Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VAØ HS:

1. Giáo viên: bảng phụ, phim trong. 2. Học sinh: soạn bài,bảng nhóm .

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:

* Kiểm tra vở soạn

? Thế nào là câu nghi vấn? Nêu chức năng của câu nghi vấn? Cho ví dụ ?

2. Giới thiệu bài:

GV đưa một tiểu phẩm.

? Xác định nhưng câu dùng để yêu cầu, khuyên bảo trong tiểu phẩm trên ? GV: trong cuộc sống chúng thường bắt gặp và sử dụng nhưng câu có chức năng như yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… vậy đó là câu gì? Nhận diện chúng bằng cách nào? =>bài học.

3. Học bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến

* GV cho HS đọc phần I.1 sgk tr.30

I. Bài học

* Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến :

? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến ? Đặc điểm hình thức nào cho biết điều đó ?

HS: - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. - Đi thôi con .

? Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?

HS - Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo) - Cứ về đi. (yêu cầu)

- Đi thôi con. (yêu cầu)

* GV cho HS đọc to những câu trong phần I.2

? Cách đọc câu “Mở cửa !” trong (b) có khác với cách đọc câu “Mở cửa” trong (a) không ? Vì sao?

HS: câu a giọng trần thuật ; câu b giọng cầu khiến ? Câu “Mở cửa !” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào ?

HS: câu a dùng để trả lời, câu b dùng để yêu cầu.

? Qua những gì đã phân tích, em hãy nêu nhận biết của mình về đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến ?

HS: trả lời, bổ sung GV: chốt

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập

HS đọc bài tập 1 sgk ? Bài tập 1 yêu cầu làm gì?

HS: đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến, nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên HS : thảo luận nhóm (5’)

HS: nhóm trình bày, bổ sung HS nhóm khác nhận xét. GV: nhận xét, cho điểm

- Câu cầu khiến là câu có chứa những từ cầu khiến ( hãy, đừng, chớ ), hay ngữ điệu cầu khiến ; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

- Khi viết, câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than. Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

II. Luyện tập Bài tập 1.

* Đặc điểm hình thức :

a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

b. Ông giáo hút trước đi .

c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. * Nhận xét về chủ ngữ :

Trong câu a, b : chủ ngữ là ngôi thứ hai ( là người nghe )

Trong câu c : Chủ ngữ là ngôi thứ nhất, số nhiều ( gồm cả người nói, người nghe )

* Thay đổi chủ ngữ :

a. Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. ( nghe tình cảm hơn nhưng thiếu đi vẻ uy quyền )

b. Hút trước đi. ( Thiếu lịch sự ) c. Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Lời đề nghị không có mình trong đó )

Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến :

HS đọc bài tập 2 sgk ? Bài tập 2 yêu cầu làm gì?

HS: xác định câu cầu khiến và nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa của các câu cầu khiến ấy HS : thảo luận nhóm (5’)

HS: nhóm trình bày, bổ sung HS nhóm khác nhận xét. GV: nhận xét, cho điểm

HS đọc bài tập 3 sgk ? Bài tập 3 yêu cầu làm gì?

HS: so sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu …. HS: trình bày, bổ sung

HS khác nhận xét. GV: nhận xét, cho điểm

HS đọc bài tập 4 sgk ? Bài tập 4 yêu cầu làm gì?

HS : làm việc cá nhân HS trình bày, bổ sung HS khác nhận xét. GV: nhận xét, cho điểm

HS đọc bài tập 5 sgk ? Bài tập 5 yêu cầu làm gì?

HS: trình bày, bổ sung HS khác nhận xét. GV: nhận xét, cho điểm

* Vận dụng :

? Viết đoạn đối thoại có sử dụng câu cầu khiến và cho biết câu cầu khiến ấy dùng để làm gì?

*

Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :

- Nắm được đặc điểm hình thức và các chức năng của câu cầu khiến

sụt ấy đi.

b. Các em đừng khóc.

c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

* Nhận xét :

Câu a : Vắng chủ ngữ, có từ “đi”. Câu b : Chủ ngữ là ngôi hai số nhiều, có từ “đừng”.

Câu c : Vắng CN. Không có từ cầu khiến nhưng đọc lên sẽ có ngữ điệu. ( Lưu ý : Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với mức độ nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến )

Bài tập 3: So sánh :

Câu a thiếu chủ ngữ, nặng tính mệnh lệnh. Câu b nhờ có chủ ngữ nên lời đề nghị nhẹ nhàng và tình cảm hơn.

Bài tập 4: Dế Choắt nói với Dế Mèn

câu trên nhằm mục đích nhờ vả. Trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu cầu khiến vì không đúng với vị trí thấp kém, yếu đuối của Dế Choắt so với Dế Mèn

Bài tập 5: Hai câu này không thể thay

thế cho nhau được, vì :

- “Đi đi con” : chỉ có người con đi. - “Đi thôi con” : cả mẹ và con cùng đi.

- Biết cách sử dụng câu cầu khiến tùy thuộc vào tình huống giao tiếp

- Soạn bài “Thuyết minh một danh lam thắng cảnh” + Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi sgk

+ Lập nháp bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

+ Sưu tầm tư liệu về khu du lịch Suối Tre.

+ Viết nháp phần mở bài giới thiệu khu du lịch Suối Tre.

D. RÚT KINH NGHIỆM : ... ... ... *************************** Ngày soạn : 20/1/2009 Tuần 22 – Tiết 87 Bài 19

Một phần của tài liệu 15-23chuan (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w