Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 33 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

1.2Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

1.2.1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 – 5 – 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan - một người phụ nữ tảo tần và thuộc nhiều ca dao dân ca. Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc – Xay (Pháp) bản yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Người dự đại hội Tua và là một trong những thành viên tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động cách mạng chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Người đã tham gia sáng lập nhiều tổ chức cách mạng như “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” (1925); “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông” (1925) và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Hồng Kông), thành lập Đảng Cổng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930). Tháng 2 - 1941, Người trở về Tổ quốc sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại. Người trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước và làm nên nhiều chiến thắng lớn. Tháng 5/1941, Người triệu tập hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng trong giai đoạn này Người cho thành lập mặt trận Việt Minh. Tháng 8/1942 lấy tên Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc tìm sự liên minh Quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Đến Túc Vinh - Quảng Tây - Trung Quốc, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

Ngày 2 – 9 – 1945, thay mặt toàn thể đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ 1946 đến 1968, Người cùng với chiến sĩ đồng bào ta làm nên bao chiến thắng lớn như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954), trận Điện Biên Phủ trên không (1972), Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975)…

Vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Người đã từ trần, thưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một bản Di chúc lịch sử. Người viết: Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, vô cùng khiêm tốn và giản dị. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất.

1.2.2. Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

Về văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể được chia ra thành các loại sau:

a. Văn chính luận là những lời kêu gọi, lời hiệu triệu

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

- Lời kêu gọi cả nuớc tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược: - Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão

- Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến: - Lời kêu gọi nhân dịp ngày Quốc tế lao động 1-5-1951 - Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập: - Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm: - Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 6 năm toàn quốc kháng chiến:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

b. Văn chính luận là những bức thư

- Thư gửi những người hồi hương - Thư gửi ông Đặng Thai Mai - Thư gửi nông dân thi đua canh tác

- Thư gửi Tổng thư ký Hội những người hồi hương từ Đông Dương: - Thư chúc tết năm 1951

- Thư gửi Nha bình dân học vụ

- Thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích - Thư gửi ông Becna và ông Phen - Thư gửi đồng chí MácTi

- Thư gửi đồng chí Sôta (Liên đoàn chống đế quốc – Beclin) - Thư gửi Tổng thư ký quốc tế nông dân

c. Văn chính luận là một số tác phẩm tuyên ngôn

- Tuyên ngôn độc lập (1945)

- Tuyên ngôn của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

d. Văn chính luận là những bài báo và những bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật (bài báo) - Tội ác của chủ nghĩa thực dân (bài báo)

- Trả lời bọn De Gaulle (trả lời báo chí)

e. Văn chính luận còn là những bài viết tố cáo tội ác của chính quyền thực dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1. Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh 2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm 2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm

1) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: 34/93; 2) Lời kêu gọi nhân dịp

kỉ niệm 6 năm toàn quốc kháng chiến: 352/920; 3) Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập: 452/1117; 4) Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm Nam Bộ kháng chiến: 188/443; 5) Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược: 296/912; 6) Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm: 140/540; 7) Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão: 156/550; 8) Tuyên ngôn độc lập: 212/1089; 9) Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức: 262/729; 10) Bản án chế độ thực dân Pháp (Riêng tác phẩm này chúng tôi chỉ khảo sát chương 2): Việc đầu độc người bản xứ: 344/1650; 11) Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế nông dân: 108/313; 12) Thư gửi Tổng thư kí Hội những người hồi hương từ Đông Dương: 82/223; 13) Thư gửi Ph. Bi-u: 14/41; 14) Thư gửi đồng chí Mác Ti: 122/342; 15) Thư gửi ông Phen và ông Becna: 22/112; 16) Thư gửi đồng chí Sôta ( liên đoàn chống đế quốc ở Becslin): 76/239; 17) Thư gửi ông Phen: 20/127; 18) Thư gửi những người hồi hương: 76/221; 19) Thư gửi ông Đặng Thai Mai: 22/151; 20) Thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích: 100/226; 21) Thư gửi nha bình dân học vụ: 122/364; 22) Thư gửi nông dân thi đua canh tác: 56/280; 23) Thư chúc tết năm 1951: 64/163; 24) Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật (bài báo): 300/1398; 25) Tội ác của chủ nghĩa thực dân (bài báo): 190/823; 26) Trả lời bọn De Gaulle (trả lời báo chí): 108/207.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Cụ thể bằng bảng như sau: STT Tác phẩm Từ Hán Việt Ví dụ Số lần xuất hiện của từ Hán Việt Số từ Tỉ lệ %

1 Lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến 34 36,6%

Hòa bình, quyết tâm, hi sinh, nhất định, đồng bào, độc lập, thống nhất,...

2

Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm 6 năm toàn quốc kháng chiến

352 38,3%

Kháng chiến, địa phương, biên giới, chiến trường, nguyên nhân, dũng cảm, thắng lợi, thi hành, chiến tranh,...

3

Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập 452 40,5% Thành tích, áp bức, dân chủ, độc lập, hạnh phúc, kiên quyết, kiến quốc, du kích, chính trị, tự lực cánh sinh, ái quốc, tăng gia sản xuất,...

4

Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm Nam Bộ kháng chiến

188 42,4%

Đồng bào, oanh liệt, trung ương, thắng lợi, du kích, đoàn kết, phản công, chính quyền,...

5

Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược

296 32,5%

Chính phủ, lãnh thổ, vĩ đại, tiền tuyến, chiến đấu, giải phóng, hòa bình, tự do, xâm lược, đồng tình, ủng hộ, quyết tâm,...

6

Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào

sản xuất và tiết kiệm: 140 25,9%

Kế hoạch, sản xuất, tự do, trung tâm, bồi dưỡng, quần chúng, phong trào, tuyên truyền,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

7 Lời hiệu triệu đoàn kết

tất cả các bậc phụ lão 156 28,3%

Nhiệm vụ, phụ lão, suy, thịnh, xâm phạm, hoàn thành, khích lệ, xâm lược, xâm chiếm, tâm huyết, tín nhiệm, nhân tài, chí sĩ, khôi phục,...

8 Tuyên ngôn độc lập 212 19,5%

Bình đẳng, độc lập, tuyên ngôn, dân chủ, hạnh phúc, tự do, bất hủ, chính nghĩa, đoàn kết, dư luận, đại biểu, âm mưu, lâm thời,...

9

Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

262 35,9%

Công khai, hành động, khốn khổ, áp bức, liên đoàn, dân tộc, thức tỉnh, đoàn kết, hành hạ,...

10 Bản án chế độ thực dân

Pháp (chương 2) 344 20,8%

Thủ đoạn, sự nghiệp, đại lý, lưu động, tranh thủ, tiểu thương, ngân khố, hấp hối, tư pháp, vô tư, ân cần, tuyệt diệu, tiêu thụ, thân nhân, hợp

pháp,...

11 Thư gửi Tổng thư ký

Quốc tế nông dân 108 34,5%

Đồng chí, thư ký, phong trào, hội đồng, tuyên truyền, cộng sản, bất hợp pháp, lãnh đạo, địa chỉ,...

12

Thư gửi Tổng thư kí Hội những người hồi hương từ Đông Dương

82 36,8%

Hồi hương, thư ký, thân mến, tái chiếm, hòa bình, chấm dứt, huynh đệ,...

13 Thư gửi Ph. Bi-u 14/41 34,1% Đồng chí, địa chỉ, an dưỡng,...

14 Thư gửi đồng chí Mác

Ti 122 35,7%

Từ trần, đồng chí, quan tâm, hội nghị, hòa bình, giai cấp, vô sản, can đảm, kiên trì,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

15 Thư gửi ông Phen và

ông Becna 22 19,6%

Hân hạnh, cần thiết, hy vọng, vô tuyến, đấu tranh, kính trọng,...

16

Thư gửi đồng chí Sato (liên đoàn chống đế quốc ở Becslin)

76 31,8%

Liên đoàn, thành lập, điều lệ, cương lĩnh, tài liệu, địa chỉ, đề nghị,...

17 Thư gửi ông Phen 20 15,7% Hy vọng, đồng minh, thân

thiết,...

18 Thư gửi những người

hồi hương 76 34,4%

Nhân dịp, hồi hương, quý nhất, hòa bình, bình đẳng, quyết tâm, chiến đấu, thắng lợi, thượng lộ bình an,...

19 Thư gửi ông Đặng Thai

Mai 22 14,6% Khai hội, thăm, tiện dịp, ...

20 Thư gửi các chiến sĩ

dân quân du kích 100 44,2%

Dân quân, du kích, truyền thống, chiến công, oanh liệt, đồng bào, hỗ trợ, sự nghiệp, trật tự, trị an, thành tích, tinh thần, hoàn toàn,...

21 Thư gửi nha bình dân

học vụ 122 33,5%

Nhân dịp, tán thành, chính phủ, mặt trận, diệt giặc, thân sĩ, phụ lão, bình dân học vụ, đồng bào, cảm động, tinh thần, chính quyền, hoàn toàn, thắng lợi, nhiệm vụ, đồng tâm hiệp lực, thành công,...

22

Thư gửi nông dân thi

đua canh tác 56 20%

Lương thực, phát động, phong trào, thiên tai, nhân họa, thự túc binh cường, tăng gia sản xuất, hậu phương, chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

trường, thi đua, lập công, đồng bào, nhất định, thắng lợi,...

23 Thư chúc tết năm 1951 64 39,3%

Dương lịch, toàn thể, đồng bào, thi đua, quân sự, thắng lợi, chính trị, ngoại giao, tiến bộ, phản công,...

24

Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật (bài báo)

300 21,5%

Lý thuyết, lao dịch, kỷ luật, thanh niên, thảm thiết, vinh dự, tiến bộ, tân binh, nhân danh, kiên nhẫn, đồng bào, đao phủ, tàn nhẫn, tán dương, cưỡng bức, tòng quân, biểu tình, cảm động, phụng sự,...

25

Những tội ác của chủ nghĩa thực dân (bài

báo) 190 23,1%

Bảo trợ, hòa bìn, bằng chứng, dân quyền, hạnh phúc, công sứ, quyền hành, vô hạn, chính khách, đề bạt, phụ trách, độc đoán, tô điểm, triều đại, khiển trách, thư ký, công trường, giám thị, nhân dịp,...

2.1.2. Từ Hán Việt trong tổng số các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Như chúng ta đều biết, Hồ Chí Minh là người luôn luôn đấu tranh cho quan điểm chống lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài vào tiếng Việt. Nhưng do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ lâu dài nên có rất nhiều từ Hán được du nhập vào tiếng Việt và nghiễm nhiên được thừa nhận trong tiếng Việt. Mặc dù là người ý thức cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhưng thực tế cho thấy số lượng từ Hán Việt trong mỗi tác phẩm cũng được Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Chúng tôi tiến hành khảo sát tổng số 25 tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia theo từng mảng như đã nêu ở trên.

Tổng số từ trong toàn bộ 25 tác phẩm : 12250 từ Trong đó từ Hán Việt : 3534 từ, chiếm 28,8%.

Qua số liệu khảo sát trên đã cho thấy, số từ Hán Việt chiếm gần 1/3 trong tổng số từ mà Hồ Chí Minh sử dụng. Trong đó, những tác phẩm viết cho tầng lớp nhân dân lao động số lượng từ Hán Việt được sử dụng ít hơn. Thực tế này cũng hết sức dễ hiểu, những người dân lao động phần lớn là những người ít học, nhận thức thấp nên việc sử dụng quá nhiều từ Hán Việt sẽ khiến người đọc không lĩnh hội được hết những thông tin mà người viết muốn trình bày. Tuy nhiên, những tác phẩm tuyên ngôn hay những lời kêu gọi, những bức thư gửi cho những lãnh đạo cấp cao thì số lượng từ Hán Việt lại được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều hơn. Bởi vì đây là những tầng lớp có học vấn cao nên họ có thể dễ dàng hiểu được ý mà tác giả cần nói.

2.1.3 Từ Hán Việt trong từng loại tác phẩm

2.1.3.1 Thống kê, phân loại

- Từ Hán Việt trong những tác phẩm là lời kêu gọi, lời hiệu triệu

Tổng số từ : 4482 từ

Từ Hán - Việt : 1584 từ, chiếm 35,3%.

- Từ Hán Việt trong tuyên ngôn và những tác phẩm có tính chất tố cáo tội ác của chính quyền thực dân và đế quốc

Tổng số từ : 3468 từ

Từ Hán - Việt : 818 từ, chiếm 23,6%.

- Từ Hán Việt trong những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng số từ : 2802 từ

Từ Hán Việt : 884 từ, chiếm 31,5%

- Từ Hán Việt trong những bài báo và những bài trả lời phỏng vấn của báo chí

Tổng số từ : 2428 từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

2.1.3.2. Nhận xét

Qua khảo sát cho thấy số lượng từ Hán Việt mà Hồ Chí Minh sử dụng trong những sáng tác của mình là khá lớn. Chúng tôi tiến hành khảo sát 25 tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập đã thu được 12250 từ, trong đó từ Hán Việt là 3534 từ, chiếm 28,8%. Có những từ ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần:

Ví dụ:

đồng chí: 92 lần xuất hiện

kháng chiến: 73 lần xuất hiện

nhất định: 68 lần xuất hiện

bộ đội : 51 lần xuất hiện

dân công : 47 lần xuất hiện

thắng lợi : 41 lần xuất hiện

Khi xem xét ở từng thể loại tác phẩm là những lời kêu gọi, lời hiệu triệu số lượng từ Hán Việt được sử dụng nhiều nhất. Chúng tôi tiến hành khảo sát bẩy tác phẩm là lời kêu goi và một tác phẩm là lời hiệu triệu, kết quả thu được trong tổng số 4482 từ thì có tới 1584 từ Hán Việt, chiếm 35,3%. Vì sao trong những tác phẩm này Hồ Chí Minh lại sử dụng từ Hán Việt nhiều như vậy ? Bởi vì lời kêu gọi, lời hiệu triệu là tác phẩm viết cho số đông, có nghĩa là đối tượng mà nó hướng tới rất rộng rãi (bao gồm cả những người ít học và những người có học vấn cao). Như vậy là Hồ Chí Minh đã có một sự lựa chọn kĩ lưỡng trước khi dùng từ ngữ để

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 33 - 112)